LUẬT
CỦA QUỐC HỘI SỐ 18/2000/QH10 NGÀY 09/6/2000
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚCNGOÀI TẠI VIỆT NAM
Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thácvà sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày12 tháng 11 năm 1996.
1. Điểm 2 đoạn 2 Điều 3 dược sửa đổi như sau:
"2.Địa bàn:
a)Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
b)Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn."
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
2. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi như sau:
"1.Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liêndoanh gồm: bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất; sửađổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyêntắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp.
Cácbên liên doanh có thể thỏa thuận trong điều lệ doanh nghiệp các vấn đề khác cầnđược quyết định theo nguyên tắc nhất trí."
3. Bổ sung Điều 19a như sau:
"Điều 19a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham giahợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hìnhthức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.
Chínhphủ quy định điều kiện, thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sápnhập, hợp nhất doanh nghiệp."
4. Điều 21 được sửa đổi như sau:
"Điều 21. Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợppháp khác của nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biệnpháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa.
Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảođảm lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giaocông nghệ tại Việt Nam."
5. Bổ sung Điều 21a như sau:
"Điều21a.
1.Trong trường hợp do thay đổi quy đinh của pháp luật Việt Nam làm thiệt hại đếnlợi ích của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồnghợp tác kinh doanh, thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên thamgia hợp đồng hợp tác kinh doanh tiếp tục được hưởng các ưu đãi đã được quy địnhtrong Giấy phép đầu tư và Luật này hoặc được Nhà nước giải quyết thỏa đáng theocác biện pháp sau đây:
a)Thay đổi mục tiêu hoạt động của dự án;
b)Miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật;
c)Thiệt hại của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồnghợp tác kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp;
d)Được xem xét bồi thường thỏa đáng trong một số trường hợp cần thiết.
2.Các quy định mới ưu đãi hơn được ban hành sau khi được cấp Giấy phép đầu tư sẽđược áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợpđồng hợp tác kinh doanh."
6. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 33. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên thamgia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại đểđáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo quyđịnh của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Chínhphủ Việt Nam bảo đảm cân đối ngoại tệ cho những dự án đặc biệt quan trọng đầu tưtheo chương trình của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Chmhphủ Việt Nam bảo đảm hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án xây dựng công trìnhkết cấu hạ tầng và một số dự án quan trọng khác."
7. Điều 34 được sửa đổi như sau:
"Điều 34. Các bên trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyểnnhượng giá trị phần vốn của mình trong doanh nghiệp liên doanh, nhưng phải ưutiên chuyển nhượng cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh. Trong trường hợpchuyển nhượng cho doanh nghiệp ngoài liên doanh thì điều kiện chuyển nhượngkhông được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho các bên trong doanhnghiệp liên doanh. Việc chuyển nhượng vốn phải được các bên trong doanh nghiệpliên doanh thỏa thuận.
Nhữngquy định này cũng được áp dụng đối với việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ củacác bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Nhàđầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có quyền chuyểnnhượng vốn của mình.
Trongtrường hợp chuyển nhượng vốn có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng nộpthuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 25% ."
8. Đoạn 2 Điều 35 được sửa đổi như sau:
"Trongtrường hợp đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài được phép mở tài khoản ở nước ngoài."
9. Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 40. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoàitham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuếmà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịuthuế.
Thờigian được chuyển lỗ không quá 5 năm."
10. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 41. Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện cácnghĩa vụ tài chính khác, việc trích thu nhập còn lại để lập các quỹ dự phòng,quỹ phúc lợi, quỹ mở rộng sản xuất và các quỹ khác do doanh nghiệp quyếtđịnh."
11. Điều 43 được sửa đổi như sau:
"Điều 43. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư nướcngoài phải nộp một khoản thuế là 3%, 5%, 7% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài,tuỳ thuộc vào mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào vốn pháp định của doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn thực hiện hợp đồng hợp tác kinhdoanh." .
12. Điều 44 được sửa đổi như sau:
"Điều 44. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theoquy định của Luật này được giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự áncùng loại, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là10%; được áp dụng mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 8% sốlợi nhuận chuyển ra nước ngoài."
13. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau.
"Điều 46.
1.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp táckinh doanh sử dụng mặt đất, mặt nước, mặt biển phải trả tiền thuê; trong trườnghợp khai thác tài nguyên phải nộp thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.
Chínhphủ quy định việc miễn hoặc giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển đối với cácdự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, xây dựng - chuyển giao - kinh doanh,xây dựng - chuyển giao; dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hộikhó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2.Trong trường hợp Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thì BênViệt Nam có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tụcđể được quyền sử dụng đất.
Trongtrường hợp Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương nơi có dự án đầu tư tổ chức thực hiện việc đền bù, giảiphóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất.
3.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp tài sản gắn liền với đất vàgiá trị quyền sử dụng đất để bảo đảm vay vốn tại các tổ chức tín dụng được phéphoạt động tại Việt Nam.
Chínhphủ quy định điều kiện và thủ tục doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thếchấp quyền sử dụng đất."
14. Điều 47 được sửa đổi. bổ sung như sau.
"Điều 47.
1.Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu của doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanhđược áp dụng theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinhdoanh được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu để tạo tài sản cố định,bao gồm:
a)Thiết bị, máy móc;
b)Phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và phương tiệnvận chuyển dùng để đưa đón công nhân;
c)Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèmvới thiết bị, ngáy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm bkhoản này;
d)Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyền côngnghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuônmẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc;
đ)Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Việcmiễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản này được ápdụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ.
3.Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc lĩnhvực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ khi bắt đầusản xuất.
4.Chính phủ quy định việc miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với cáchàng hóa đặc biệt cần khuyến khích đầu tư khác."
15. Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 52. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp táckinh doanh chấm dứt hoạt động trong những trường hợp sau đây:
1.Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy phép đầu tư;
2.Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanhnghiệp hoặc thỏa thuận của các bên;
3.Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài do vi phạmnghiêm trọng pháp luật hoặc quy định của Giấy phép đầu tư;
4.Do bị tuyên bố phá sản." .
16. Điều 53 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 53.
1.Khi chấm dứt hoạt động trong trường hợp quy định tại các điển 1, 2 và 3 Điều 52của Luật này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồnghợp tác kinh doanh phải tiến hành thanh lý tài sản doanh nghiệp, thanh lý hợpđồng.
2.Trong quá trình thanh lý tài sản doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâmvào tình trạng phá sản thì việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp được thựchiện theo thủ tục quy định trong pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
3.Việc giải quyết phá sản doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiệntheo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
4.Trong trường hợp Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn bằng giátrị quyền sử dụng đất mà doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản thì giá trị cònlại của quyền sử dụng đất đã góp vốn thuộc tài sản thanh lý của doanhnghiệp."
17. Đoạn 2 Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Chínhphủ quy định việc thẩm định cấp Giấy phép đầu tư, việc đăng ký cấp Giấy phépđầu tư; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực,tính chất, quy mô của dự án đầu tư, quyết định việc phân cấp cấp Giấy phép đầutư cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy định việc cấpGiấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chếxuất."
18. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 59. Các bên hoặc một trong các bên hoặc nhà đầu tư nướcngoài gửi cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theoquy định của Chính phủ."
19. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 60. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét đơn và thông báoquyết định cho nhà đầu tư trong thời hạn 45 ngày đối với các dự án thuộc diệnthẩm định cấp Giấy phép đầu tư, 30 ngày đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấpGiấy phép đầu tư, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Quyết định chấp thuận đượcthông báo dưới hình thức Giấy phép đầu tư.
Giấyphép đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh."
20. Điều 63 được bổ sung như sau:
"Điều 63. Doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và phát triểnđất nước thì được khen thưởng theo quy đinh của pháp luật.
Nhàđầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợpđồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nướcvi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài thì tùy theo mức độ viphạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật."
21. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 64.
1.Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng chức năng,đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.
2.Việc thanh tra tài chính không được quá một lần trong 1 năm đối với một doanhnghiệp.
Việcthanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng doanh nghiệp viphạm pháp luật.
Khitiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền. Khi kết thúcthanh tra phải có biên bản, kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịutrách nhiệm về nội dung biên bản và kết luận thanh tra.
Ngườira quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc người lợi dụng việc thanh trađể vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tùy theomức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3.Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham giahợp đồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại, khởi kiệnđối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà củacán bộ, công chức, cơ quan nhà nước. Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giảiquyết khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy đinh của pháp luật."
22. Điều 66 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 66.
1.Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Luật này, Chính phủ có thể ký cácthỏa thuận với nhà đầu tư nước ngoài hoặc đưa ra các biện pháp bảo đảm, bảolãnh về đầu tư.
2.Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này vàcác quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp pháp luậtViệt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc ápdụng luật của nước ngoài nếu việc áp dụng luật của nước ngoài không trái vớinhững nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam."
23. Cụmtừ "thuế lợi tức" trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thaybằng cụm từ "thuế thu nhập doanh nghiệp".
Điều 2.Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Điều 3.Chính phủ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam cho phù hợp với Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamKhóa X, kỳ họpthứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000./.