Nghị định NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 141/HĐBT NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 1982 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VÈ CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HOÁ HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981; Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước; Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước,NGHỊ ĐỊNH Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá.Điều 2.- Điều lệ này có hiệu lực từ ngày ban hành, những quy định trước đây trái với điều lệ này để bị bãi bỏ.Điều 3.- Chủ nhiệm uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành điều lệ này trong tất cả các ngành, các địa phương và cơ sở.Điều 4.- Bộ trưởng Bộ, chủ nhiệm các Ủy ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. ĐIỀU LỆ VỀ CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HOÁ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 141-HĐBT ngày 24-8-1982). CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1.- Công tác tiêu chuẩn hoá bao gồm việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn được tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và áp dụng kinh nghiệm tiên tiến, nhằm đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh vào nề nếp và đạt được hiệu quả cao.Tiêu chuẩn hoá phải được coi là một công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật rất quan trọng trong quá trình đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học- kỹ thuật góp phần nâng cao mức sống nhân dân. Điều 2.- Tiêu chuẩn là những quy định thống nhất và hợp lý được trình bày dưới dạng văn bản pháp chế kỹ thuật, xây dựng theo một thể thức nhất định, do một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng cho các bên liên quan. Quy phạm, quy trình là một dạng tiêu chuẩn.Điều 3.- Những mục đích chính của tiêu chuẩn hoá là:1. Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả của sản xuất và công tác, nâng cao hiệu quả của sản xuất và công tác, nâng cao năng suất lao động xã hội. 2. Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, công trình.3. Góp phần hoàn thiện việc tổ chức quản lý nền kinh tế quốc dân. 4. Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, giảm chi phí và lao động xã hội. 5. Bảo đảm an toàn lao động và sức khoẻ con người. 6. Phục vụ tốt các nhu cầu quốc phòng. 7. Phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học, kỹ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu, làm căn cứ để hướng dẫn nhập khẩu. Điều 4.- Việc tính toán cân đối, giao và xét hoàn thành kế hoạch, việc quy định và điều chỉnh giá cả, việc định mức và cung cấp vật tư kỹ thuật, việc xét khen thưởng và xử phạt về quy cách và chất lượng, việc tính toán tiền lương, tiền thưởng theo sản phẩm và công việc phải thực hiện theo đúng các quy định nêu trong các tiêu chuẩn.Điều 5.- Đối tượng của tiêu chuẩn hoá là những sản phẩm, công trình và những mức, quy tắc, yêu cầu, phương pháp, thuật ngữ, ký hiệu được áp dụng trong khu vực sản xuất vật chất xã hội, trong khoa học-kỹ thuật và các ngành kinh tế quốc dân khác, cũng như trong quan hệ quốc tế.Điều 6.- Tiêu chuẩn được chia thành các loại sau đây:1. Tiêu chuẩn về quy cách. 2. Tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật. 3. Tiêu chuẩn về phương pháp thử. 4. Tiêu chuẩn về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản. 5. Tiêu chuẩn về nguyên tắc và thủ tục. 6. Tiêu chuẩn về những vấn đề khoa học- kỹ thuật chung. Điều 7.- Hệ thống tiêu chuẩn được chia thành các cấp sau đây:1. Tiêu chuẩn Việt Nam. 2. Tiêu chuẩn ngành. 3. Tiêu chuẩn địa phương. 4. Tiêu chuẩn cơ sở. Các tiêu chuẩn cấp dưới không được trái với tiêu chuẩn cấp trên. Điều 8.- Tiêu chuẩn Việt Nam (ký hiệu là TCVN) là tiêu chuẩn dùng cho các đối tượng tiêu chuẩn hoá có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân hoặc có liên quan tới nhiều ngành, tới an toàn lao động và tới sức khoẻ của nhân dân.Tiêu chuẩn Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các cơ sở thuộc các ngành, các địa phương trong cả nước. Điều 9.- Tiêu chuẩn ngành (ký hiệu là TCN) là tiêu chuẩn dùng cho những đối tượng tiêu chuẩn hoá có đặc trưng riêng của từng ngành hoặc nhằm cụ thể hoá tiêu chuẩn Việt Nam.Tiêu chuẩn ngành có hiệu lực trong một chuyên ngành, bao gồm các cơ sở do Bộ, Tổng cục trực tiếp quản lý và các cơ sở thuộc các Bộ, Tổng cục khác hoặc các địa phương quản lý có sản xuất hoặc sử dụng các đối tượng thuộc phạm vi phải áp dụng tiêu chuẩn hoá của ngành. Điều 10.- Tiêu chuẩn địa phương (ký hiệu là TCV) là tiêu chuẩn dùng cho những đối tượng tiêu chuẩn hoá có đặc trưng riêng của từng tỉnh, thành phố, đặc khu hoặc nhằm cụ thể hoá tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành.Tiêu chuẩn địa phương có hiệu lực đối với các cơ sở trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương. Điều 11.- Tiêu chuẩn cơ sở (ký hiệu là TC) là tiêu chuẩn dùng cho những đối tượng tiêu chuẩn hoá có đặc trưng riêng cho từng cơ sở hoặc nhằm cụ thể hoá tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn địa phương (đối với cơ sở thuộc địa phương quản lý).Tiêu chuẩn cơ sở có hiệu lực trong phạm vi từng cơ sở (xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp, hợp tác xã, công trường, nông trường, lâm trường, công ty, tổng công ty, cục, vụ, viện, sở, ty, trường học, bệnh viện...). Điều 12.- Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương có hai hình thức hiệu lực sau đây:a) Tiêu chuẩn chính thức áp dụng là những tiêu chuẩn buộc phải theo đúng kể từ ngày có hiệu lực. b) Tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng là những tiêu chuẩn không buộc phải theo đúng nếu không đủ điều kiện. Sau một thời gian áp dụng, tiêu chuẩn khuyến khích được áp dụng sẽ được bổ sung hoàn chỉnh hoàn thành tiêu chuẩn chính thức áp dụng. Tiêu chuẩn cơ sở không có hình thức khuyến khích áp dụng. Điều 13.- Công tác tiêu chuẩn hoá phải được tiến hành theo kế hoạch. Kế hoạch tiêu chuẩn hoá nằm trong kế hoạch khoa học và kỹ thuật là một bộ phận hợp thành kế hoạch kinh tế quốc dân.Nhiệm vụ, nội dung và trình tự xây dựng kế hoạch, chế độ quản lý và báo cáo kế hoạch, trách nhiệm của các ngành, các cấp và việc khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện kế hoạch tiêu chuẩn hoá phải theo đúng Nghị định số 263-CP ngày 27-6-1981 của Hội đồng Chính phủ về chế độ kế hoạch hoá khoa học và kỹ thuật. CHƯƠNG II XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN Điều 14.- Trách nhiệm trong việc tổ chức xây dựng tiêu chuẩn được quy định như sau:Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước chỉ đạo việc tổ chức xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam. Bộ trưởng, chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, và đề nghị ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc xây dựng và đề nghị ban hành tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và xây dựng tiêu chuẩn địa phương. Thủ trưởng các cơ sở chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và đề nghị ban hành tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương, xây dựng ban hành tiêu chuẩn cơ sở. Điều 15.- Việc biên soạn tiêu chuẩn do các cơ sở hay bộ phận (được gọi là cơ quan biên soạn tiêu chuẩn) tiến hành dưới sự quản lý của cơ quan đề nghị ban hành tiêu chuẩn.Tất cả các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, thí nghiệm, sản xuất, kinh doanh, giảng dạy, của tất cả các ngành, địa phương đều có trách nhiệm biên soạn và tham gia biên soạn tiêu chuẩn. Khuyến khích các hội khoa học kỹ thuật, cũng như các chuyên gia biên soạn và tham gia biên soạn tiêu chuẩn. Điều 16.- Cơ quan biên soạn tiêu chuẩn căn cứ vào kế hoạch được giao, lập đề cương, tiến hành mọi công việc nghiên cứu, thí nghiệm, thiết kế, chế thử, khảo nghiệm v.v... trao đổi ý kiến với các nơi có kiên quan để biên soạn tiêu chuẩn, biện pháp áp dụng tiêu chuẩn, bản thuyết minh và hoàn chỉnh các dự thảo trên cho đến khi tiêu chuẩn đến khi tiêu chuẩn được xét duyệt.Điều 17.- Khi có yêu cầu, các cơ quan quản lý kinh tế, khoa học và kỹ thuật, các cơ quan và cơ sở nghiên cứu sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối... có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác các tài liệu, số liệu, mẫu sản phẩm... phục vụ cho việc biên soạn tiêu chuẩn.Các nơi được hỏi ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn và dự thảo các biện pháp áp dụng tiêu chuẩn, đặc biệt là các nơi có liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn và thực hiện các biện pháp áp dụng tiêu chuẩn, nhất thiết phải có ý kiến trả lời bằng văn bản, theo thời hạn yêu cầu. Điều 18.- Cơ quan đề nghị ban hành tiêu chuẩn thường xuyên giúp đỡ và kiểm tra quá trình biên soạn và hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn, các biện pháp áp dụng tiêu chuẩn và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét duyệt ban hành các tiêu chuẩn đó. Các tổ chức quản lý tiêu chuẩn hoá các cấp làm nhiệm vụ trình duyệt, tiếp nhận các dự thảo và hồ sơ kèm theo; xem xét và thẩm tra nội dung, lấy ý kiến các nơi có liên quan và làm các thủ tục để chuẩn bị cho việc xét duyệt tiêu chuẩn. CHƯƠNG III XÉT DUYỆT VÀ BAN HÀNH TIÊU CHUẨN Điều 19.- Thẩm quyền xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn được quy định như sau:- Tiêu chuẩn Việt Nam do chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước xét duyệt và ban hành. Đối với một số đối tượng tiêu chuẩn hoá có tính chất đặc thù, chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có thể đề nghị Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cho thủ trưởng các ngành chủ quản xét duyệt và ban hành. Những tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng sẽ do chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt và ban hành. - Tiêu chuẩn ngành do thủ trưởng ngành (Bộ, Tổng cục) xét duyệt và ban hành. - Tiêu chuẩn địa phương do chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương xét duyệt và ban hành. - Tiêu chuẩn cơ sở do thủ trưởng các cơ sở xét duyệt và ban hành. Riêng với tiêu chuẩn về thành phẩm, trước khi xét duyệt, ban hành, các cơ sở phải xin ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên của mình. Điều 20.- Thủ trưởng cơ quan xét duyệt tiêu chuẩn căn cứ theo các tài liệu trong hồ sơ chuẩn bị trình duyệt của tổ chức quản lý tiêu chuẩn hoá, nếu thấy đủ điều kiện thì ký duyệt và làm các thủ tục ban hành.Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan xét duyệt có thể triệu tập các hội nghị hoặc tổ chức các hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến trước khi xét duyệt ban hành các tiêu chuẩn. Điều 21.- Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn nếu cơ quan nào thấy những tiêu chuẩn cũ không còn phù hợp với yêu cầu mới thì đề nghị cơ quan đã ban hành tiêu chuẩn soát xét lại các tiêu chuẩn đó để thay thế hoặc sửa đổi tiêu chuẩn.Điều 22.- Tiêu chuẩn sau khi được xét duyệt, ban hành đều phải qua thủ tục đăng ký.Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương phải xin đăng ký tại Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Tiêu chuẩn cơ sở phải đăng ký tại Bộ, Tổng cục nếu do Bộ, Tổng cục quản lý hoặc đăng ký tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương nếu do tỉnh quản lý. CHƯƠNG IV ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN Điều 23.- Sau khi tiêu chuẩn được ban hành, các cơ quan ban hành tiêu chuẩn phải thông báo quyết định ban hành và tiêu chuẩn kèm theo sự hướng dẫn chuẩn bị thực hiện các tiêu chuẩn đó.Quyết định ban hành tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành phải đăng trên công báo Nhà nước. Điều 24.- Văn bản tiêu chuẩn đã được ban hành phải được phổ biến rộng rãi và kịp thời.Điều 25.- Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo và giúp đỡ các cơ sở giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng tiêu chuẩn.Điều 26.- Các cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm áp dụng các tiêu chuẩn.Các cơ sở sản xuất phải có đủ các tiêu chuẩn về sản phẩm của mình và công bố các tiêu chuẩn đó cho khách hàng biết. Điều 27.- Các cơ quan lưu thông phân phối, trong phạm vi hoạt động của mình, phải có trách nhiệm áp dụng các tiêu chuẩn; bảo đảm và duy trì chất lượng sản phẩm và hàng hoá theo đúng tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng, đồng thời giúp đỡ các cơ sở sản xuất áp dụng tốt các tiêu chuẩn đã ban hành.Việc ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ về mặt sản xuất quy cách và chất lượng sản phẩm và hàng hoá (kể cả hàng xuất nhập khẩu) phải dực trên cơ sở tiêu chuẩn. Trong hợp đồng có thể ghi những điều thoả thuận bổ sung ngoài quy định của tiêu chuẩn nhưng không được thấp hơn yêu cầu của tiêu chuẩn. Điều 28.- Trong trường hợp cơ sở nào có những khó khăn cần phải xin tạm hoãn hoặc có sự châm chước trong việc áp dụng các tiêu chuẩn thì phải làm đơn xin ngoại lệ. Đơn xin ngoại lệ gửi về cơ quan trình duyệt tiêu chuẩn để cơ quan này xem xét và gửi kiến nghị về cơ quan ban hành tiêu chuẩn. Chỉ sau khi có quyết định bằng văn bản cho phép ngoại lệ của cơ quan ban hành tiêu chuẩn mới được tạm hoãn hoặc châm chước trong việc áp dụng tiêu chuẩn.Điều 29.- Các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá, kiểm tra kỹ thuật các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn, có biện pháp xử lý thích đáng đối với những trường hợp vi phạm tiêu chuẩn.Điều 30.- Các cơ quan tổng hợp của Nhà nước phải có những biện pháp có hiệu lực để quản lý chặt chẽ quá trình áp dụng tiêu chuẩn và tạo điều kiện để đưa tiêu chuẩn vào áp dụng trong thực tiễn.Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Vật tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành các thông tư liên Bộ quy định rõ nguyên tắc, nội dung và phương pháp thực hiện thống nhất các vấn đề quản lý kinh tế liên quan dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đã ban hành. CHƯƠNG V HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ TIÊU CHUẨN HOÁ Điều 31.- Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước chịu trách nhiệm giúp Hội đồng Bộ trưởng quản lý thống nhất và tập trung công tác tiêu chuẩn hoá trong cả nước.Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng trực thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước là cơ quan giúp chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước thực hiện chức năng kể trên. Cục tiêu chuẩn có các nhiệm vụ: 1. Nghiên cứu để Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trình Chính phủ quyết định các phương hướng, chủ trương, các chính sách chế độ, thể lệ về công tác tiêu chuẩn hoá trong phạm vi cả nước. 2. Xây dựng kế hoạch Nhà nước về xây dựng, sửa đổi và áp dụng các tiêu chuẩn. 3. Chỉ đạo về mặt tổ chức việc nghiên cứu xây dựng sửa đổi các tiêu chuẩn Việt Nam và các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, chuẩn bị cho việc trình duyệt và ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam, góp ý kiến cho các dự thảo tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn địa phương và các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế. 4. Hướng dẫn các ngành, các địa phương xây dựng hệ thống tổ chức công tác tiêu chuẩn hoá, chỉ đạo nghiệp vụ và tham gia ý kiến về xây dựng và phát triển công tác tiêu chuẩn hoá của các ngành và các địa phương. 5. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, việc áp dụng các tiêu chuẩn Việt nam đã ban hành. 6. Thực hiện chức trách thanh tra Nhà nước ở các ngành, các địa phương, các cơ sở về công tác tiêu chuẩn hoá. Nghiên cứu trình Nhà nước những biện pháp nhằm phát triển mạnh mẽ, đúng hướng và nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn hoá. 7. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá. 8. Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý luận và nghiệp vụ của công tác tiêu chuẩn hoá. 9. Tổ chức công tác thông tin, tư liệu, tuyên truyền phục vụ chung cho công tác tiêu chuẩn hoá. 10. Trong phạm vi được uỷ quyền, tiến hành các công tác hợp tác về tiêu chuẩn hoá với các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế và các cơ quan tiêu chuẩn hoá các nước. Điều 32.- Các trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước đặt tại các khu vực kinh tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tiêu chuẩn hoá trong từng khu vực theo sự phân công, phân nhiệm của Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước thuộc Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.Điều 33.- Để giúp thủ trưởng ngành, địa phương quản lý thống nhất và tập trung công tác tiêu chuẩn hoá, vụ quản lý khoa học kỹ thuật các bộ, ban khoa học và kĩ thuật các tỉnh, thành phố (hay cơ quan có chức năng tương tự) cần có tổ chức hoặc cán bộ chuyên trách để thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:1. Nghiên cứu đề nghị Bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quyết định các chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch và biện pháp phát triển công tác tiêu chuẩn hoá cho ngành hay địa phương mình. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định đó. 2. Chỉ đạo việc xây dựng tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ tiêu chuẩn hoá trong nội bộ ngành hay địa phương mình. 3. Tổ chức nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam, các dự thảo tiêu chuẩn quốc tế được giao; tổ chức việc nghiên cứu xây dựng, xét duyệt và ban hành các tiêu chuẩn ngành hay tiêu chuẩn địa phương. 4. Phổ biến và kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hay tiêu chuẩn địa phương ở các cơ sở có liên quan trong ngành hay địa phương mình. 5. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền và tư liệu tiêu chuẩn hoá. Điều 34.- Tại các cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh của Bộ, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các tỉnh, thành phố phải có tổ chức hoặc cán bộ làm nhiệm vụ quản lý tiêu chuẩn hoá để giúp thủ trưởng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tiêu chuẩn hoá. Điều 35.- Các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, thí nghiệm, trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh lớn... được chỉ định làm trung tâm biên soạn tiêu chuẩn có trách nhiệm tổ chức thực hiện để bảo đảm nhiệm vụ tiêu chuẩn hoá được giao. Điều 36.- Tất cả các cán bộ thuộc hệ thống cơ quan quản lý tiêu chuẩn hoá các cấp và hệ thống biên soạn tiêu chuẩn hoá, các cán bộ làm công tác quản lý khoa học kĩ thuật và quản lý kinh tế các cấp có liên quan đến công tác tiêu chuẩn hoá đều phải học qua lớp nghiên cứu nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức tiêu chuẩn hoá.Chương trình, nội dung của các lớp nghiên cứu nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức tiêu chuẩn hoá do chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định. Điều 37.- Bộ trưởng, chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phải cùng với chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước xác định chương trình, giáo trình và cách thức tiến hành để chính thức đưa tiêu chuẩn hoá vào chương trình giảng dạy của các trường đại học và trung học chuyên nghiệp. CHƯƠNG VI ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG Điều 38.- Điều lệ này thay thế cho Điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 123-CP ngày 24-8-1963 và Điều lệ tạm thời về việc nghiên cứu xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý các quy trình, quy phạm kỹ thuật dùng trong sản xuất công nghiệp do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 124-CP ngày 24-8-1963 và các văn bản khác ban hành trước đây có nội dung trái với điều lệ này.Điều 39.- Căn cứ vào những quy định trong điều lệ này, các Bộ trưởng, chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có thể ra điều lệ hoặc hướng dẫn thi hành cụ thể cho sát hợp với yêu cầu và điều kiện của ngành và địa phương mình.Điều 40.- Việc khen thưởng và xử phạt đối với các tổ chức hoặc cá nhân trong việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn sẽ được quy định ở ở một văn bản riêng, do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành.Điều 41.- Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành điều lệ này. |