iá trị hàng hoá xuất khẩu tăng 4% so với năm 1985;- Sản lượng lương thực (quy thóc) 20 triệu tấn;
- Lương thực Nhà nước huy động tăng 9% so với năm 1985;
- Diện tích cây công nghiệp tăng 12% so với năm 1985;
- Đàn lợn tăng 11,7% so với năm 1985;
- Đàn trâu, bò tăng 7,2% so với năm 1985;
- Diện tích khai hoang 200.000 ha;
- Diện tích trồng rừng tập trung 120.000 ha;
- Số người đi vùng kinh tế mới 650.000 người;
- Sản lượng điện phát ra tăng 12% so với năm 1985;
- Sản lượng than sạch tăng 11% so với năm 1985;
- Sản lượng phân lân tăng 6% so với năm 1985;
- Sản lượng xi măng tăng 25% so với năm 1985;
- Sản lượng vải và sản phẩm dệt bằng 375 triệu mét (quy đổi );
- Sản lượng giấy tăng 9% so với năm 1985;
- Sản lượng đường tăng 5,5% so với năm 1985;
Số học sinh tuyển mới để đào tạo:
+ Đại học và cao đẳng tăng 6% so với năm 1985;
+ Trung học chuyên nghiệp tăng 5% so với năm 1985;
+ Công nhân kỹ thuật tăng 19% so với năm 1985;
- Số học sinh phổ thông có mặt đầu năm học 12,3 triệu người;
- Số sách xuất bản tăng 5% so với năm 1985;
- Tỷ lệ tăng dân số 1,9%;
3- Giao trách nhiệm cho Hội đồng Bộ trưởng thi hành các chính sách và biện pháp tích cực để từng bước ổn định tình hình thị trường, giá cả, tiền tệ và đời sống của nhân dân, cải tiến công tác quản lý và kế hoạch hoá, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, mở rộng quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của cơ sở, chống tập trung quan liêu bap cấp, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh Xã hội chủ nghĩa theo tinh thần các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, 7, 8, và 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, phân bố lại lao động trên địa bàn từng huyện, từng tỉnh và trên phạm vi cả nước, nhằm sử dụng tốt lao động, đất đai và khai thác tốt công suất máy móc thiết bị hiện có. Thực hiện ngay việc sắp xếp lại tổ chức và bộ máy quản lý của Nhà nước ở Trung ương, các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường. Tinh giảm bộ máy hành chính, sự nghiệp và bộ máy gián tiếp của các cơ sở sản xuất, phấn đấu bảo đảm cho mọi người có sức lao động đều có việc làm, tăng cường kỷ luật lao động, sử dụng hết thời gian lao động, làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Phát động rộng rãi phong trào cách mạng của nhân dân lao động, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, ra sức lao động sản xuất và thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng để góp phần tích luỹ cho công nghiệp hoá Xã hội chủ nghĩa.
- Hội đồng Bộ trưởng và các cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng cần ra sức phát huy những nhân tố tích cực, nghiêm khắc kiểm điểm những khuyết điểm trong việc thực hiện kế hoạch và ngân sách, nhất là những khuyết điểm trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8 và Nghị quyết 28 của Bộ chính trị về giá - lương - tiền; giữ vững kỷ luật Nhà nước và tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa; tiếp tục nghiên cứu và xử lý những vấn đề do Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban thường trực khác của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đề ra để bổ sung các chính sách và biện pháp, cải tiến công tác chỉ đạo và điều hành của Hội đồng Bộ trưởng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước làm chuyển biến tốt hơn tình hình kinh tế và đời sống xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, làm tốt nghĩa vụ quốc tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1986 để chào mừng Đại hội lần thứ VI của Đảng.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1985.