QUYếT địNHQUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 198/HĐBT NGÀY 28-12-1988
VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁP LỆNH TRONG
KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1989
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981.
Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế;
Để sửa đổi, bổ sung hệ thống chỉ tiêu Pháp lệnh cho phù hợp với tình hình hiện nay;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, danh mục sản phẩm vật tư, hàng hoá, công trình trọng điểm của kế hoạch Nhà nước năm 1989 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao cho các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Điều 2.
Sửa đổi cách giao chỉ tiêu pháp lệnh như sau:1. Về kế hoạch sản xuất, vận tải.
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao chỉ tiêu pháp lệnh về sản lượng đối với một số sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của khu vực kinh tế quốc doanh (phụ lục 2).
Đối với một số sản phẩm quan trọng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao chỉ tiêu pháp lệnh về tổng số sản phẩm và cân đối các điều kiện vật chất chủ yếu cho toàn ngành, giao quyền cho các Bộ chủ quản bố trí kế hoạch cụ thể cho các đơn vị kinh tế trong toàn ngành.
Các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố tổ chức đấu thầu sản xuất một số sản phẩm cho các đơn vị cơ sở, không phân biệt thành phần kinh tế để ưu tiên bố trí kế hoạch sản xuất, cân đối vật tư cho những cơ sở sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao chỉ tiêu pháp lệnh cho Bộ Giao thông vận tải về khối lượng vận tải một số mặt hàng chủ yếu cho một số nhiệm vụ chủ yếu và theo tuyến chủ yếu (phụ lục 3); đồng thời thông báo cho các đơn vị chủ hàng để ký hợp đồng với đơn vị vận tải; cơ quan kinh doanh vật tư bán vật tư cho các đơn vị vận tải theo kế hoạch và hợp đồng vận tải.
2. Về kế hoạch vật tư, hàng hoá.
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao chỉ tiêu pháp lệnh về nhiệm vụ cung ứng một số vật tư, thiết bị chủ yếu cho các Bộ, Tổng cục làm chức năng lưu thông vật tư (phụ lục 4).
Đối với vật tư còn tạm thời bán theo 2 giá thì ghi rõ khối lượng và địa chỉ bán theo giá ổn định; khối lượng và mục tiêu bán theo giá kinh doanh.
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao cho các Bộ, Tổng cục làm chức năng lưu thông hàng hoá chỉ tiêu pháp lệnh về nhiệm vụ mua, bán một số hàng hoá chủ yếu (lương thực, muối, giấy viết học sinh, dầu hoả, thuốc chữa bệnh) để đảm bảo cho nhu cầu các lực lượng vũ trang và các đối tượng theo chính sách xã hội. Bộ trưởng Bộ Nội thương hướng dẫn cụ thể việc mua bán trực tiếp từ xí nghiệp sản xuất đến các đại lý bán lẻ theo quy định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- Đối với vật tư hàng hoá dùng để thu mua lương thực và nông sản, lâm sản, thuỷ sản thì chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao cho các ngành hàng trung ương chi phối trên kế hoạch và thông báo cho các địa phương ký kết hợp đồng kinh tế, đặc biệt chú ý phần điều ra khỏi tỉnh. Vật tư, hàng hoá để mua lương thực, nông sản, lân sản, thuỷ sản sử dụng trong phạn vi tỉnh, thành phố thì giao cho các địa phương chi phối và quyết toán với các Tổng Công ty.
- Để đảm bảo cung cấp chủ yếu bằng hiện vật cho lực lượng vũ trang, thông qua đơn đặt hàng có vật tư bảo đảm. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố thực hiện giá vật tư, hàng hoá bán cho lực lượng vũ trang theo cùng một giá như bán cho các đối tượng khác, Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí.
3. Về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao cho các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố các chỉ tiêu pháp lệnh, mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước; danh mục và vốn công trình trọng điểm Nhà nước (phụ lục 6).
- Nhà nước không giao chỉ tiêu pháp lệnh đối với các công trình hợp tác với nước ngoài, các công trình do nước ngoài viện trợ. Nếu thiếu vốn xây dựng thì chủ đầu tư tự tìm cách huy động mọi nguồn vốn để giải quyết.
- Đối với vốn đầu tư cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa hoặc học, kỹ thuật của toàn ngành, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ trưởng Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quản lý và điều hành trong toàn bộ hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong phạm vi cả nước.
Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước có kế hoạch chủ động phân bổ vốn đầu tư cho các đơn vị thuộc ngành và trao đổi thống nhất với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng giao bằng chỉ tiêu pháp lệnh cho các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố cùng một lần với các chỉ tiêu kế hoạch khác.
Điều 3.
Về chỉ tiêu pháp lệnh:1. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương theo danh sách kèm theo Quyết định này (phụ lục 7).
2. Căn cứ vào chỉ tiêu pháp lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao, Bộ trưởng, Tổng cục trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố giao các chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị trực thuộc.
Việc giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị kinh tế cơ sở thực hiện theo Quyết định số 217-HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng. Không giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh.
3. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước giao một số chỉ tiêu cụ thể hoá chỉ tiêu pháp lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và một số chỉ tiêu có liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương.
Đối với các Bộ, Tổng cục và cơ quan Trung ương khác không nằm trong danh sách quy định ở điểm 1, Điều 3, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước giao.
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính giao một số chỉ tiêu cụ thể hoá chỉ tiêu pháp lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về kế hoạch thu chi ngân sách. Bộ Tài chính có trách nhiệm làm việc cụ thể với các địa phương xác định rõ các nguồn thu để thu đúng chính sách, xác định rõ các khoản chi hợp lý cho từng tỉnh, thành phố; trên cơ sở đó có điều tiết cho trung ương hoặc trung ương có trợ cấp lại cho địa phương.
4. Cấp nào giao chỉ tiêu pháp lệnh thì cấp đó mới có quyền điều chỉnh chỉ tiêu. Các ngành, các cấp không tự ý thay đổi chỉ tiêu pháp lệnh. Việc tạm thời vay mượn ứng trước vật tư, tiền vốn trong điều hành thực hiện kế hoạch thì do các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố chủ động bàn bạc và giải quyết.
Điều 4.
- Hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh này áp dụng trong việc giao kế hoạch năm 1989, bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này.Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
PHỤ LỤC 1
HỆ THỐNG CHI TIÊU PHÁP LỆNH DO
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG GIAO.
A. Giao cho các Bộ, Tổng cục
(Phần Bộ, Tổng cục trực tiếp quản lý)
1. Sản xuất công nghiệp quốc doanh.
Số lượng và chất lượng sản phẩm chủ yếu (phụ lục 2) tiêu thụ theo địa chỉ quy định; trong đó lực lượng vũ trang và cho xuất khẩu (nếu có).
2. Sản xuất nông nghiệp quốc doanh.
- Số lượng và chất lượng sản phẩm chủ yếu (phụ lục 2) tiêu thụ theo địa chỉ quy định, trong đó cho lực lượng vũ trang và cho xuất khẩu (nếu có).
- Diện tích trồng mới cây lâu năm: cao su, cà phê, chè, dừa, hồ tiêu, cam.
3. Lâm nghiệp quốc doanh.
Diện tích rừng trồng mới: Nguyên liệu giấy, gỗ trụ mỏ, đặc sản (trẩu, quế...)
4. Vận tải quốc doanh.
- Khối lượng vận tải một số mặt hàng chủ yếu cho một số nhiệm vụ chủ yếu và theo tuyến chủ yếu (phụ lục 3).
- Khối lượng hàng hoá do địa phương vận chuyển cho trung ương (giao cho Bộ Giao thông vận tải).
- Khối lượng hàng hoá thông qua các cảng biển.
Trong đó: hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, hàng nội địa.
5. Thương nghiệp, cung ứng vật tự, thiết bị.
- Tổng giá trị và số lượng mua bán theo hợp đồng: lương thực, muối, giấy viết học sinh, dầu hoả, thuốc chữa bệnh bảo đảm cho lực kượng vũ trang và chính sách xã hội.
- Số lượng lương thực, hàng hoá, vật tự thiết bị bổ sung cho dự trữ Nhà nước.
- Nhiệm vụ cung ứng một số vật tư, thiết bị chủ yếu (phụ lục 4)
6. Xuất, nhập khẩu.
- Tổng giá trị (rúp, đô-la) và số lượng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu (phụ lục 5) chia ra thị trường xã hội chủ nghĩa, thị trường nước ngoài xã hội chủ nghĩa.
- Tổng giá trị (rúp, đô-la) nhập khẩu.
7. Đầu tư và xây dựng cơ bản.
- Mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước trung ương.
- Danh mục và vốn đầu tư của công trình trọng điểm Nhà nước (phụ lục 6).
- Giá trị sản lượng xây lắp (quốc doanh).
- Danh mục công trình và hạng mục công trình trọng điểm Nhà nước hoàn thành bàn giao.
8. Thông tin, văn hoá, y tế.
- Xuất bản sách báo (giao cho Bộ Thông tin).
- Số phim sản xuất ban đầu (giao cho Bộ Văn hoá).
- Tổng số giường bệnh (giao cho Bộ Y tế).
9. Đào tạo.
- Số học sinh, tuyển mới hệ chính quy: Trên đại học, đại học, cao đẳng.
Trong đó: dài hạn tập trung.
- Số học sinh tuyển mới đào tạo ngoài nước (giao cho Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề).
10. Khoa học kỹ thuật và điều tra cơ bản.
- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - kỹ thuật cấp Nhà nước và kinh phí.
- Nhiệm vụ thăm dò địa chất, điều tra cơ bản, kiểm soát môi trường và kinh phí.
11. Tài chính, tiền tệ.
- Các khoản nộp ngân sách (kể cả ngoại tệ).
- Tổng mức phát hành (giao cho Ngân hàng Nhà nước).
B. Giao cho các tỉnh, thành phố:
1. Đầu tư cơ bản:
- Mức vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước (trong đó ngân sách Trung ương) chia theo ngành.
- Danh mục và vốn đầu tư của công trình trọng điểm Nhà nước (nếu có).
2. Tài chính.
- Tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tổng số chi ngân sách tỉnh.
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC SẢN XUẤT SẢN PHẨM DO
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG GIAO PHÁP LỆNH
1. Điện thương phẩm (giao cho Bộ Năng lượng, kể cả điện do địa phương sản xuất).
2. Than gạch:
Trong đó: Than cục,
Than cám 3.
3. Thiếc thỏi.
4. Tổ máy phát điện.
5. Động cơ điêden.
6. Quặng apatít các loại.
7. Phân lân chế biến.
8. Thuốc chữa bệnh (kháng sinh, cảm sốt, vitamin).
9. Xi măng.
10. Gỗ tròn (quốc doanh).
11. Hải sản khai thác (quốc doanh).
12. Chè chế biến (quốc doanh).
13. Cà phê nhân (quốc doanh).
14. Cao su mủ khô (quốc doanh).
15. Vải cho lực lượng vũ trang và chính sách xã hội (giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ).
16. Giấy.
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC VẬN TẢI HÀNG HOÁ DO
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG GIAO PHÁP LỆNH
1. Vận tải than (từ mỏ).
Trong đó:
- Cho sản xuất điện,
- Cho sản xuất xi măng.
- Cho các tỉnh phía Nam.
2. Vận tải xi măng, Clanhke (từ nhà máy).
Trong đó:
- Cho thuỷ điện Sông Đà,
- Cho các tỉnh phía Nam.
3 Vận tải lương thực từ các tỉnh phía Nam ra Bắc.
4. Vận tải phân bón.
Trong đó: Vào các tỉnh phía Nam.
5. Vận tải hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
a) Vận tải C:
- Hàng hoá sang C,
- Hàng hoá từ C về,
Trong đó: Thạch Cao.
b) Vận tải K:
- Hàng hoá sang K,
- Hàng hoá từ K về.
c) Vận tải hàng Đông âu: Hàng nhập khẩu về.
6. Tổng khối lượng vận tải hàng hoá đến các tỉnh biên giới phía Bắc.
- Đến Sơn La
- Đến Cao Bằng
- Đến Hoàng Liên Sơn
- Đến Lai Châu
- Đến Hà Tuyên
- Đến Lạng Sơn.
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC CUNG ỨNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ DO
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG GIAO PHÁP LỆNH
1. Động cơ đi-ê-den
2. Tổ máy phát điện
3. Máy ủi
4. Máy xúc
5. Máy kéo lớn (từ 50CV trở lên)
6. Ô tô vận tải (kể cả xátxi ô tô)
7. Điện thương phẩm (trong đó cho một số hộ tiêu thụ lớn)
8. Than mỏ (cho điện, xi măng, phân lân, vận tải đường sắt, lực lượng vũ trang)
9. Xăng, dầu các loại (không kể dầu hoả)
10. Thép cán
11. Thuốc nổ
12. Phân đạm (quy sun-phát)
13. Phân kali
14. Phân lân
15. Cao su
16. Săm, lốp ô tô, máy kéo
17. Xi măng
18. Gỗ tròn.
PHỤ LỤC 5
DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU DO
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG GIAO PHÁP LỆNH.
1. Lạc (quy lạc vỏ)
2. Đậu tương
3. Cà phê
4. Thịt
5. Chè
6. Dầu dừa (Hiệp định)
7. Hàng rau quả tười và chế biến (cả hạt tiêu)
8. Gạo (trả nợ)
9. Gỗ ván sàn
10. Cao su
11. Than đá
12. Thiếc.
PHỤ LỤC 6
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM NHÀ NƯỚC NĂM 1989
DO CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG GIAO PHÁP LỆNH
1. Thuỷ điện Hoà Bình (kể cả đường dây và trạm đồng bộ ; đường Gia Phù - Vạn Yên - Xồm Lồm).
2. Thuỷ điện Trị An (kể cả đường dây và trạm đồng bộ).
3. Mỏ Apatít Lào Cai mở rộng và nhà máy tuyển.
4. Khu công nghiệp dầu khí Vũng Tàu.
5. Nhà máy xi măng Hà Tiên mở rộng.
6. Cầu Bến Thuỷ.
7. Đường 1A.
8. Thuỷ điện Đraylinh.
9. Thuỷ điện An Điềm.
10. Thuỷ điện Vĩnh Sơn.
11. Mỏ than vàng Danh.
12. Mỏ than Cao Sơn.
13. Mỏ than Mạo Khê.
14. Mỏ than Núi Béo.
15. Mỏ than Khe Tam.
16. Mỏ than Làng Cẩm.
17. Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm Phả.
18. Các công trình phục vụ ngành than:
- Hệ thống nước Diễn Vọng.
- Nhà ở công nhân ngành than ở Quảng Ninh.
- Đường sắt Quán Triều - Núi Hồng.
19. Mỏ Pyrit Giáp Lai.
20. Liên hiệp thiếc Quỳ Hợp.
21. Nhà máy kính Đáp Cầu và mỏ cát Vân Hải
22. Nhà máy supe phốt phát Lâm Thao mở rộng.
23. Nhà máy giấy Tân Mai mở rộng.
24. Công trình K84.
25. Hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham.
26. Hồ Iadun hạ.
27. Hồ Sông Quao.
28 .Hồ Sông Rác.
29. Hệ thống thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long.
30. Hệ thống thuỷ lợi đồng bằng Sông Hồng.
31. Cải tạo đường sắt thống nhất Bắc - Nam.
32. Cầu Việt Trì.
33. Cơ sở hạ tầng Hà Nội (nhà ở, cấp nước, đèn đường).
34. Cải tạo lưới điện Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
35. Nhà máy thuốc kháng sinh 5 tấn/năm.
36. Khu ngoại giao đoàn đợt II.
37. Trường Đại học sư phạm I.
38. Kho lạnh xuất khẩu Tân Thuận Đông.
PHỤ LỤC 7
DANH SÁCH CÁC BỘ TỔNG CỤC, UỶ BAN NHÀ NƯỚC,
CƠ QUAN KHÁC THUỘC HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG DO
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG GIAO PHÁP LỆNH.
a
) Các Bộ Uỷ ban, cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.1. Bộ Năng lượng
2. Bộ Cơ khí và luyện kim
3. Tổng cục Hoá chất
4. Bộ Công nghiệp nhẹ
5. Bộ Thuỷ sản
6. Bộ Lâm nghiệp
7. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
8. Tổng cục Cao su
9. Bộ Thuỷ lợi
10. Bộ Xây dựng
11. Bộ Giao thông vận tải
12. Tổng Cục Bưu Điện
13. Tổng cục Hàng không dân dụng
14. Bộ Nội thương
15. Bộ Kinh tế đối ngoại
16. Bộ Vật tư
17. Bộ Y tế
18. Bộ Giáo cục
19. Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
20. Bộ Văn hoá
21. Bộ Thông tin
22. Tổng cục Mỏ và Địa chất
23. Tổng cục Dầu khí
24. Bộ Quốc phòng
25. Bộ Nội vụ
26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
27. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
28. Cục Dự trữ Quốc gia
29. Tổng cục Hải quan
30. Tổng cục Du lịch
31. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước
32. Ban Cơ yếu Trung ương
33. Ban Quản lý Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh.
b) Các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
(40 tỉnh thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương).