THÔNG TƯ
Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương,thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước
Thi hành Nghị định số28/CP ngày 28/3/1997 và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 của Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/CP về đổi mới quản lý tiềnlương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tàichính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lýtiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁPDỤNG.
Doanh nghiệp nhà nướchoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nhà nước;
Doanh nghiệp nhà nướchoạt động công ích theo Luật doanh nghiệp nhà nước (kể cả các tổ chức, đơn vịhoạt động theo đúng qui định tại Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chínhphủ và Thông tư số 01 BKH/DN ngày 29/01/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng chưacó quyết định là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích;
Các tổ chức, các đơnvị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hànhchính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các Hội quần chúng, tự trang trải về tàichính.
Các đối tượng trên gọichung là doanh nghiệp nhà nước.
Đối với các doanhnghiệp nhà nước hoạt động công ích thuộc lực lượng vũ trang, các doanh nghiệpnhà nước hoạt động công ích không vì mục đích lợi nhuận và nguồn kinh phí chủyếu từ ngân sách Nhà nước, thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng.
II. NGUYÊN TẮCCHUNG
1/ Các sản phẩm, dịchvụ của doanh nghiệp nhà nước đều phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương.Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình tiêntiến của doanh nghiệp và các thông số tiền lương do Nhà nước quy định. Khi thayđổi định mức lao động và các thông số tiền lương thì thay đổi đơn giá tiền lương.
2/ Tiền lương và thunhập phụ thuộc vào thực hiện khối lượng sản phẩm, dịch vụ, năng suất, chất lượnglao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
3/ Tiền lương và thunhập của người lao động phải được thể hiện đầy đủ trong Sổ lương của doanhnghiệp theo mẫu quy định tại Quyết định số 238/LĐTBXH-QĐ ngày 8/4/1997 và Thôngtư số 15/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4/ Quỹ khen thưởng vàquỹ phúc lợi của doanh nghiệp được thực hiện theo khoản 4 và 5, Điều 33, Quychế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước banhành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ và Nghị định số27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tàichính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước (ban hành kèm theoNghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ).
5/ Nhà nước quản lýtiền lương và thu nhập thông qua việc kiểm tra, giám sát việc áp dụng đơn giátiền lương, sử dụng quỹ tiền lương và hệ thống định mức lao động của doanhnghiệp.
III. XÂY DỰNG ĐƠNGIÁ TIỀN LƯƠNG
Việc xây dựng đơn giátiền lương được tiến hành theo các bước sau:
1/ Xác định nhiệmvụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Căn cứ vào tính chất,đặc điểm sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việctrả lương có hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiệm vụ năm kếhoạch bằng các chỉ tiêu sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương:
a) Tổng sản phẩm (kểcả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật;
b) Tổng doanh thu(hoặc tổng doanh số);
c) Tổng thu trừ tổngchi (trong tổng chi không có lương);
d) Lợi nhuận.
Việc xác định nhiệm vụnăm kế hoạch theo các chỉ tiêu nêu trên phải bảo đảm:
Sát với tình hình thựctế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của năm trước liềnkề;
Tổng sản phẩm bằnghiện vật được quy đổi tương ứng theo phương pháp xây dựng định mức lao độngtrên một đơn vị sản phẩm hướng dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chỉ tiêu tổng doanhthu (hoặc tổng doanh số); tổng thu trừ (-) tổng chi không có lương được tínhtheo quy định tại Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ, Nghị địnhsố 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn cụ thểviệc thực hiện của Bộ Tài chính; chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch được lập ra trêncơ sở kế hoạch (tổng thu trừ (-) tổng chi) và lợi nhuận thực hiện của năm trướcliền kề.
2/ Xác định quỹtiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Quỹ tiền lương năm kếhoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định theo công thức:
S Vkh = [ Lđb x TLmindn x (Hcb + Hpc) + Vvc ] x12 tháng
Trong đó:
S Vkh: Tổngquỹ lương kế hoạch;
Lđb: Lao động định biên;
TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanhnghiệp lựa chọn trong khung quy định;
Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việcbình quân;
Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lươngbình quân được tính trong đơn giá tiền lương;
Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máygián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp.
Các thông số Lđb,TLmindn, Hcb, Hpc và Vvcđược xác định như sau:
a) Lao động địnhbiên (Lđb).
Lao động định biên đượctính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ quy đổi. Địnhmức lao động tổng hợp được xây dựng theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư số14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Mức lương tốithiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương (TLmindn).
b.1. Mức lương tốithiểu theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 củaChính phủ là mức lương tối thiểu chung được công bố trong từng thời kỳ. Kể từngày 01/01/2001 mức lương tối thiểu chung áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nướcđược thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Nghị định số 77/2000/NĐ-CPngày 15/12/2000 của Chính phủ là 210.000 đồng/tháng. Khi Chính phủ điều chỉnhlại mức lương tối thiểu thì áp dụng theo mức quy định mới.
b.2. Hệ số điều chỉnhtăng thêm không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đểtính vào đơn giá tiền lương có nghĩa là, khi xây dựng và áp dụng đơn giá tiền lương,tuỳ theo các điều kiện cụ thể đạt được theo quy định, Nhà nước cho phép doanhnghiệp được tính hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần mức lương tốithiểu chung. Tại thời điểm kể từ 01/01/2001 trở đi, phần tăng thêm áp dụngkhông quá 315.000 đồng/tháng.
b.3. Doanh nghiệp đượcáp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định khi bảo đảm thực hiệnđủ các điều kiện sau:
Phải là doanh nghiệpcó lợi nhuận. Lợi nhuận năm sau không thấp hơn so với năm trước liền kề đã thựchiện;
Thực hiện nghĩa vụ nộpngân sách Nhà nước theo đúng Luật định; Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chongười lao động đầy đủ theo đúng quy định;
Phải bảo đảm tốc độtăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đượctính theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của BộLao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp đặc biệt,những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ trọng yếu màNhà nước có quyết định can thiệp hoặc giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ổnđịnh thị trường, như về giá, về điều tiết cung, cầu; tăng tỷ lệ khấu hao caohơn khung quy định so với năm trước liền kề nhằm thu hồi vốn nhanh, đổi mớicông nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nên kế hoạch lợi nhuận thấp hơn lợinhuận thực hiện năm trước liền kề hoặc bị lỗ thì doanh nghiệp vẫn được phép ápdụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu để xác định đơn giá tiền lương.
b.4. Xác định hệ sốđiều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu:
Hệ số điều chỉnh tăngthêm được xác định như sau:
Kđc = K1 + K2
Trong đó:
Kđc: hệ số điều chỉnh tăng thêm;
K1: hệ số điều chỉnh theo vùng;
K2: hệ số điều chỉnh theo ngành.
Hệ số điều chỉnh theovùng (K1):
Căn cứ vào cung cầulao động, giá thuê nhân công và giá cả sinh hoạt, hệ số điều chỉnh theo vùng (K1)được xác định như sau:
Hệ số điều chỉnh tăng thêm | 0,3 | 0,2 | 0,1 |
Địa bàn | Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố loại II, gồm: Hải Phòng; Nam Định; Vinh; Huế; Đà Nẵng; Quy Nhơn; Nha Trang; Đà Lạt; Biên Hoà; Vũng Tàu; Cần Thơ và thành phố Hạ Long, các khu công nghiệp tập trung. | Đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các tỉnh còn lại |
Doanh nghiệp ở trênđịa bàn nào thì áp dụng hệ số điều chỉnh (K1) theo địa bàn đó. Trườnghợp, doanh nghiệp có các đơn vị thành viên đóng trên nhiều địa bàn khác nhauthì tính bình quân gia quyền hệ số điều chỉnh vùng theo số lao động định mứccủa các đơn vị đóng trên các địa bàn đó.
Hệ số điều chỉnh theongành (K2):
Căn cứ vào vai trò, vịtrí, ý nghĩa của ngành trong phát triển nền kinh tế và mức độ hấp dẫn của ngànhtrong thu hút lao động, hệ số điều chỉnh theo ngành (K2) được quyđịnh như sau:
Nhóm 1 có hệ số 1,2:
Khai thác khoáng sản(hầm lò và lộ thiên);
Luyện kim;
Dầu khí;
Cơ khí chế tạo côngcụ, sản xuất phương tiện vận tải, đánh bắt hải sản, máy nông nghiệp;
Xây dựng cơ bản;
Điện;
Sản xuất xi măng;
Hoá chất cơ bản;
Vận tải biển;
Đánh bắt hải sản ngoàibiển, vận chuyển thu mua cá trên biển;
Địa chất, đo đạc cơbản.
Nhóm 2 có hệ số 1,0:
Trồng rừng, khai thácrừng;
Nông nghiệp, thuỷ lợi;
Chế biến lâm sản, lâmnghiệp khác;
Thuỷ sản, đánh bắt cánước ngọt...;
Chế biến lương thực,thực phẩm;
Cao su;
Sản xuất giấy;
Sản xuất dược phẩm;
Cơ khí còn lại;
Hoá chất còn lại;
Vật liệu xây dựng,sành sứ thuỷ tinh;
Vận tải hàng không,quản lý điều hành bay;
Vận tải đường bộ, đườngsắt, đường thuỷ;
Dịch vụ hàng không,sân bay;
Dịch vụ hàng hải, hoatiêu, bảo đảm hàng hải, bảo đảm đường sông...;
Nạo vét sông, biển;trục vớt và cứu hộ;
Duy tu bảo dưỡng đườngbộ, đường sắt;
Điện tử - tin học;
Bưu chính - viễnthông;
Ngân hàng thương mại;
Xăng dầu;
Dệt, da, may...;
In tiền;
Dịch vụ vệ sinh môi trường;cấp thoát nước;
Sản xuất khác còn lại;
Nhóm 3 có hệ số 0,8:
Du lịch;
Bảo hiểm;
Thương mại (gồm: thươngnghiệp, xuất nhập khẩu);
Chế tác và kinh doanhvàng bạc, đá quí;
Văn hoá phẩm;
Giao thông, công chínhđô thị: vận tải hành khách công cộng, quản lý công viên, cây xanh, vườn thú,chiếu sáng...;
Xổ số kiến thiết;
Dịch vụ khác còn lại;
Căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ chính được quy định, doanh nghiệp xác định hệ số điều chỉnh theo ngành(K2) theo bảng trên và tất cả các đơn vị thành viên đều áp dụng theohệ số điều chỉnh của doanh nghiệp.
b.5. Xác định mức lươngtối thiểu của doanh nghiệp để xây dựng đơn giá tiền lương:
Sau khi có hệ số điềuchỉnh tăng thêm tối đa (Kđc = K1 + K2), doanhnghiệp được phép lựa chọn các hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung của mìnhđể tính đơn giá phù hợp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mà giới hạn dưới làmức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định (tại thời điểm thực hiện từngày 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng) và giới hạn trên được tính như sau:
TLminđc = TLmin x (1 + Kđc)
Trong đó:
TLminđc: Tiền lương tối thiểu điềuchỉnh tối đa doanh nghiệp được phép áp dụng;
TLmin: là mức lương tối thiểu chungdo Nhà nước quy định cũng là giới hạn dưới của khung lương tối thiểu;
Kđc: là hệ số điều chỉnh tăng thêmcủa doanh nghiệp.
Như vậy khung lươngtối thiểu của doanh nghiệp là TLmin đến TLminđc.Doanh nghiệp có thể chọn bất cứ mức lương tối thiểu nào nằm trên khung này, khibảo đảm đầy đủ các điều kiện theo quy định tại tiết b.3, điểm 2 nêu trên.
Ví dụ: Tổng công ty B thuộc ngànhsản xuất vật liệu xây dựng, có 10 đơn vị trực thuộc, trong đó có 4 đơn vị vớisố lao động định mức là 2.000 người nằm trên địa bàn có hệ số điều chỉnh theovùng 0,1; 3 đơn vị với số lao động định mức là 1.500 người nằm trên địa bàn cóhệ số điều chỉnh theo vùng 0,2 và 3 đơn vị với số lao động định mức là 800 ngườinằm trên địa bàn có hệ số điều chỉnh theo vùng 0,3 thì khung lương tối thiểucủa doanh nghiệp được xác định như sau:
Hệ số điều chỉnh theovùng (K1) của doanh nghiệp là:
(0,1 x 2.000) + (0,2 x 1.500) + (0,3x 800)
K1 =----------------------------------------------------------- = 0,17
2.000 + 1.500 + 800
Hệ số điều chỉnh theongành (K2) của doanh nghiệp là: 1,0 thuộc ngành sản xuất vậtliệu xây dựng.
Hệ số điều chỉnh chung(Kđc = K1 + K2) của doanh nghiệp là:
Kđc =0,17 + 1,0 = 1,17
Giới hạn trên củakhung lương tối thiểu của doanh nghiệp là:
TLminđc= 210.000 x (1+ 1,17) = 455.700 đồng/tháng
Khung lương tối thiểucủa doanh nghiệp là: 210.000 đồng/tháng đến 455.700 đồng/tháng.
Như vậy, Tổng công tyB có thể lựa chọn bất kỳ mức lương tối thiểu nào phù hợp với hiệu quả sản xuất,kinh doanh và khả năng thanh toán để xây dựng đơn giá tiền lương nằm trongkhung từ 210.000 đồng/tháng đến 455.700 đồng/tháng khi bảo đảm đầy đủ các điềukiện theo quy định.
b.6. Đối với các doanhnghiệp thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định tại tiết b.3, điểm 2 nêu trên,nếu có đủ hai điều kiện quy định dưới đây thì trên cơ sở hệ số điều chỉnh tốiđa đã tính theo tiết b.4, điểm 2 nêu trên, doanh nghiệp được bổ sung để hệ sốđiều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức lương tốithiểu do Nhà nước quy định, tính đơn giá tiền lương:
Kế hoạch lợi nhuận xâydựng cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề;
Do yêu cầu công việcthường xuyên phải sử dụng trên 50% lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuậtcao trong tổng số lao động đang làm việc theo các loại hợp đồng lao động trongdoanh nghiệp, bao gồm:
Viên chức quản lýdoanh nghiệp;
Viên chức chuyên môn,nghiệp vụ có trình độ đại học trở lên được xếp ngạch từ chuyên viên, kỹ sư,kinh tế viên hoặc tương đương trở lên;
Công nhân được xếp lươngtừ bậc 5 trở lên đối với thang lương 6 bậc và thang lương 7 bậc;
Công nhân viên trựctiếp sản xuất, kinh doanh được xếp lương theo bảng lương chuyên gia, nghệ nhân;công nhân viên được xếp từ bậc 4 trở lên đối với bảng lương 5 bậc và được xếpbậc lương có hệ số từ 2,45 trở lên đối với các bảng lương còn lại.
Phần hệ số điều chỉnhtăng thêm trên mức hệ số tối đa trong khung quy định tại tiết b.4, điểm 2,không phân biệt theo vùng, ngành và không áp dụng đối với các đơn vị thành viênthuộc doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương và các doanh nghiệp phải xử lýđiều kiện lợi nhuận trong trường hợp đặc biệt quy định tại tiết b.3, điểm 2,mục III nêu trên.
c) Hệ số lương cấpbậc công việc bình quân (Hcb):
Căn cứ vào tổ chức sảnxuất, tổ chức lao động, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyênmôn, nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc công việcbình quân (Hcb) của tất cả số lao động định mức để xây dựng đơn giátiền lương.
d) Hệ số các khoảnphụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương (Hpc):
Căn cứ vào các văn bảnquy định và hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, xác định đối tượngvà mức phụ cấp được tính đưa vào đơn giá để xác định các khoản phụ cấp bìnhquân (tính theo phương pháp bình quân gia quyền).
Hiện nay, các khoảnphụ cấp được tính vào đơn giá tiền lương, gồm: phụ cấp khu vực; phụ cấp độchại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp làm đêm; phụ cấp thu hút; phụ cấplưu động; phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ thưởng an toàn ngành điện.
Làm thêm giờ là chế độtrả lương, không phải là phụ cấp, do đó không đưa vào đơn giá tiền lương.
e) Quỹ tiền lươngcủa viên chức quản lý chưa tính trong định mức lao động tổng hợp (Vvc):
Quỹ tiền lương (Vvc)bao gồm quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị, của bộ phận giúp việc Hội đồngquản trị, bộ máy Văn phòng Tổng công ty hoặc Công ty, cán bộ chuyên trách Đảng,đoàn thể và một số đối tượng khác (gọi chung là viên chức quản lý), mà tất cảcác đối tượng kể trên chưa tính trong định mức lao động tổng hợp, hoặc quỹ tiềnlương của các đối tượng này không được trích từ các đơn vị thành viên của doanhnghiệp.
Căn cứ vào số lao độngđịnh biên do Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặccấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quy định, hệ số lương cấp bậc, chức vụđược xếp, các khoản phụ cấp được hưởng của viên chức quản lý và mức lương tốithiểu do doanh nghiệp được lựa chọn như hướng dẫn nêu trên, doanh nghiệp tínhquỹ tiền lương của các đối tượng này và đưa vào quỹ tiền lương năm kế hoạch đểxây dựng đơn giá tiền lương.
Trường hợp số lao độngnày đã được tính trong định mức lao động tổng hợp hoặc quỹ tiền lương của laođộng này trích từ các đơn vị thành viên thì không được cộng quỹ tiền lương nămkế hoạch để xây dựng đơn giá.
Trên cơ sở các thôngsố hướng dẫn tại tiết a, b, c, d, e, điểm 2 nêu trên, doanh nghiệp xác định quỹtiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương theo hướng dẫn tại điểm4, mục III dưới đây.
3/ Phương pháp xâydựng đơn giá tiền lương:
Sau khi xác định đượctổng quỹ tiền lương và chỉ tiêu nhiệm vụ năm kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đơngiá tiền lương của doanh nghiệp được xây dựng theo 4 phương pháp:
a) Đơn giá tiền lươngtính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi):
Phương pháp này tươngứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằnghiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi), thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh loại sản phẩm hoặc một số loại sản phẩm có thể quy đổi được,như: xi măng, vật liệu xây dựng, điện, thép, rượu, bia, xăng dầu, dệt, may,thuốc lá, giấy, vận tải...
Công thức để xác địnhđơn giá là Vđg = Vgiờ x Tsp
Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vịtính là đồng/đơn vị hiện vật);
Vgiờ: Tiền lương giờ. Trên cơ sở lươngcấp bậc công việc bình quân, phụ cấp lương bình quân và mức lương tối thiểu củadoanh nghiệp lựa chọn, tiền lương giờ được tính theo quy định tại Nghị định số197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ.
Tsp: Mức lao động của đơn vị sảnphẩm hoặc sản phẩm quy đổi (tính bằng số giờ-người).
b) Đơn giá tiền lươngtính trên doanh thu:
Phương pháp này tươngứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là doanh thu (hoặcdoanh số) thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịchvụ tổng hợp.
Công thức để xác địnhđơn giá là:
S Vkh
Vđg= ---------------
S Tkh
Trong đó:
Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vịtính đồng/1.000 đồng)
S Vkh: Tổngquỹ tiền lương năm kế hoạch, được tính theo hướng dẫn tại điểm 2, mục III nóitrên;
S Tkh: Tổngdoanh thu (hoặc doanh số) kế hoạch, tính theo điểm 1, mục III nói trên;
c) Đơn giá tiền lươngtính trên tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí:
Phương pháp này tươngứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng thu trừ (-)tổng chi không có lương, thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp quản lý đượctổng thu, tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các định mức chi phí.
Công thức để xác địnhđơn giá là:
S Vkh
Vđg =----------------------------------------
S Tkh - S Ckh (không có lương)
Trong đó:
Vđg: đơn giá tiền lương (đơn vịtính đồng/1.000 đồng)
S Vkh: Tổngquỹ tiền lương năm kế hoạch, được tính theo hướng dẫn tại điểm 2, mục III nóitrên;
Tkh: Tổng doanh thu (hoặc doanhsố) kế hoạch, tính theo điểm 1, mục III nói trên;
S Ckh: Là tổngchi phí kế hoạch (chưa có tiền lương), tính theo điểm 1, mục III nói trên.
d) Đơn giá tiền lươngtính trên lợi nhuận:
Phương pháp này tươngứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thườngáp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định lợinhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện.
Công thức để xác địnhđơn giá là:
S Vkh
Vđg =---------------
S Pkh
Trong đó:
Vđg: đơn giá tiền lương (đơn vịtính đồng/1.000 đồng);
S Vkh: Tổngquỹ tiền lương năm kế hoạch, được tính theo hướng dẫn tại điểm 2, mục III nóitrên;
S Pkh: Lợinhuận kế hoạch, tính theo điểm 1, mục III nói trên.
4/ Quy định việcxây dựng đơn giá tiền lương trong doanh nghiệp để trình thẩm định.
Căn cứ vào 4 phươngpháp xây dựng đơn giá tiền lương nêu trên và cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp tiếnhành xây dựng đơn giá tiền lương trình cấp có thẩm quyền thẩm định như sau:
a) Đối với cácdoanh nghiệp có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì xây dựng một đơngiá tiền lương tổng hợp.
b) Đối với cácdoanh nghiệp vừa có các thành viên hạch toán độc lập, vừa có các thành viênhạch toán phụ thuộcmà sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phức tạp, không thể quy đổi để xây dựng một đơngiá tiền lương tổng hợp thì có thể xây dựng một số đơn giá tiền lương.
Ví dụ: Tổng công ty có 15 đơn vịthành viên, trong đó có 8 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị hạch toán độclập có sản phẩm, dịch vụ quy đổi được và 3 đơn vị hạch toán độc lập có sảnphẩm, dịch vụ không quy đổi được thì việc tổ chức xây dựng đơn giá tiền lươngđể trình duyệt như sau:
8 đơn vị hạch toán phụthuộc xây dựng 1 đơn giá tiền lương, trong đó có cả tiền lương bộ máy văn phòngTổng công ty, Hội đồng quản trị, Đảng đoàn thể ở TTổng công ty;
4 đơn vị hạch toán độclập có sản phẩm, dịch vụ quy đổi được xây dựng 1 đơn giá tiền lương;
3 đơn vị hạch toán độclập có sản phẩm, dịch vụ không quy đổi được xây dựng 3 đơn giá tiền lương;
Như vậy, Tổng công typhải xây dựng 5 đơn giá tiền lương để trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
c) Đối với cácdoanh nghiệp vừa có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, vừa có các đơn vịthành viên hạch toán phụ thuộc, nhưng các loại sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệpcó thể quy đổi được thì cũng chỉ xây dựng một đơn giá tiền lương tổng hợp.
5/ Giao đơn giátiền lương ổn định từ 2 đến 3 năm:
Doanh nghiệp bảo đảmcác điều kiện sau đây thì đề nghị cấp có thẩm quyền, thẩm định đơn giá tiền lươngđể thực hiện từ 2 đến 3 năm:
Khẳng định được khảnăng hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định trong 2 đến 3 năm;
Trong thời hạn từ 2đến 3 năm, hằng năm bảo đảm thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định tại tiếtb.3, điểm 2, mục III nêu trên.
Mọi phát sinh trongthời hạn được giao đơn giá tiền lương doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải quyếttheo đúng quy định của Nhà nước.
6/ Tổng quỹ tiền lươngchung năm kế hoạch:
Tổng quỹ tiền lươngchung năm kế hoạch không phải để xây dựng đơn giá tiền lương mà để lập kế hoạchtổng chi về tiền lương của doanh nghiệp, được xác định theo công thức sau:
Vc = Vkh + Vpc + Vbs+ Vtg
Trong đó:
Vc: Tổng quỹ tiền lương chung nămkế hoạch;
Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kếhoạch để xây dựng đơn giá tiền lương, được hướng dẫn tính theo điểm 2, mục IIInói trên;
Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lươngkế hoạch và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lươngtheo quy định (ví dụ: phụ cấp thợ lặn; chế độ thưởng an toàn hàng không...);quỹ này tính theo số lao động thuộc đối tượng được hưởng;
Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung theo kế hoạch chỉ áp dụng đối với doanhnghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm. Quỹ tiền lương bổsung trả cho số lao động theo kế hoạch không tham gia sản xuất nhưng được hưởnglương theo chế độ quy định, mà khi xây dựng định mức lao động không được tínhđến, bao gồm: quỹ tiền lương nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ,Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ,... theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ đượctính theo kế hoạch, không vượt quá số giờ làm thêm quy định của Bộ Luật Laođộng. Quỹ tiền lương làm thêm giờ chỉ áp dụng đối với nhiệm vụ sản xuất, kinhdoanh phát sinh ngoài kế hoạch mà doanh nghiệp đã báo cáo để xây dựng và thẩmđịnh đơn giá tiền lương.
IV. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNGVÀ THU NHẬP.
A. TRÁCH NHIỆM CỦACÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.
1/ Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội.
a) Trước tháng 4 hằngnăm, thẩm định kế hoạch lợi nhuận và đơn giá tiền lương đối với các doanhnghiệp xếp hạng đặc biệt sau khi trao đổi ý kiến với Cục Tài chính doanh nghiệpvà một số đơn vị liên quan của Bộ Tài chính;
b) Hằng năm tổng hợptình hình giao đơn giá tiền lương của tất cả các doanh nghiệp nhà nước từ Trungương đến địa phương;
c) Hằng năm tổng hợptình hình lao động, tiền lương, thu nhập và năng suất lao động thực hiện củacác doanh nghiệp nhà nước từ Trung ương đến địa phương;
d) Phối hợp với TổngLiên đoàn Lao động Việt Nam thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện đơngiá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp thuộc Bộquản lý ngành, lĩnh vực, các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2/ Đối với các Bộquản lý ngành, lĩnh vực.
a) Trước tháng 4 hằngnăm, thẩm định kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch lao động và đơn giá tiền lương đốivới các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý;
b) Phối hợp với Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, thẩm định kế hoạch lợi nhuận và đơn giá tiền lươngđối với các Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 củaThủ tướng Chính phủ được xếp doanh nghiệp hạng đặc biệt;
c) Tăng cường, củng cốbộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lương ở cấp Bộ quản lý ngành,lĩnh vực; Hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý thành lập, củng cố vàtăng cường chất lượng, số lượng cán bộ, viên chức bộ phận chuyên trách làm côngtác lao động, tiền lương theo hướng dẫn tại công văn số 980/LĐTBXH-TL ngày24/3/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phối hợp với Côngđoàn ngành, nghề kiểm tra việc xây dựng, thực hiện đơn giá tiền lương và quảnlý lao động, tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý.
e) Chậm nhất vào tháng5 hằng năm, báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình giao đơngiá tiền lương năm kế hoạch cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và tìnhhình thực hiện năm trước về lao động, tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệptheo mẫu số 1 và mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.
3/ Uỷ ban nhân dânTỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo để Sở Lao động - Thương binh vàxã hội phối hợp với các Sở quản lý ngành, lĩnh vực:
a) Trước tháng 4 hằng năm,thẩm định kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch lao động và đơn giá tiền lương đối vớicác doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý sau khi trao đổi ý kiến với cơquan tài chính địa phương.
b) Phối hợp với Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội thẩm định kế hoạch lợi nhuận và đơn giá tiền lươngđối với các Tổng Công ty thành lập theo Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủtướng Chính phủ được xếp hạng đặc biệt (nếu có).
c) Tăng cường, củng cốbộ phận chuyên trách làm công tác lao động - tiền lương ở cấp Sở quản lý ngành,lĩnh vực; Hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý thành lập, củng cố vàtăng cường chất lượng, số lượng cán bộ, viên chức bộ phận chuyên trách làm côngtác lao động, tiền lương theo hướng dẫn tại công văn số 980/LĐTBXH-TL ngày24/3/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Phối hợp với Liênđoàn Lao động cấp Tỉnh thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện đơn giátiền lương và quản lý lao động, tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp trựcthuộc địa phương.
e) Chậm nhất vào tháng5 hằng năm, báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình giao đơngiá tiền lương năm kế hoạch cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và tìnhhình thực hiện năm trước về lao động, tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệptheo mẫu số 1 và mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.
B. TRÁCH NHIỆM CỦACÁC DOANH NGHIỆP
1/ Về tổ chức côngtác lao động - tiền lương:
Để thực hiện đầy đủnhiệm vụ, yêu cầu của công tác quản lý theo Bộ Luật lao động và Luật doanhnghiệp nhà nước; thực hiện việc xây dựng định mức lao động, chấn chỉnh công tácquản lý lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và phân phối tiền lương gắn vớinăng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh của đơn vị và cá nhân người laođộng, các doanh nghiệp phải thành lập, củng cố và tăng cường chất lượng, số lượngcán bộ, viên chức bộ phận chuyên trách làm công tác lao động, tiền lương trongcác doanh nghiệp thành viên theo hướng dẫn tại công văn số 980/LĐTBXH-TL ngày24/3/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bố trí và bồi dưỡng viênchức có đủ trình độ nghiệp vụ, chuyên môn thực hiện công việc theo yêu cầu.
2/ Về chấn chỉnhcông tác quản lý lao động:
Hằng năm căn cứ yêucầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Giám đốc (Tổng Giám đốc) doanh nghiệp cótrách nhiệm:
Lập kế hoạch sử dụnglao động báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với Tổng công ty có Hội đồngquản trị) hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét trước khi thựchiện, trong đó đặc biệt coi trọng việc tinh giản lao động gián tiếp;
Tuyển dụng và sử dụnglao động trong phạm vi kế hoạch lao động đã được thẩm định;
Thẩm định, phân bổ,giao kế hoạch lao động cho các đơn vị thành viên;
Chủ tịch Hội đồng quảntrị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm xác định sốlao động không có việc làm và lao động không đủ việc làm, có phương án bố trí,sắp xếp và giải quyết dứt điểm từng năm phù hợp khả năng tài chính của doanhnghiệp; giải quyết mọi chế độ theo quy định của Nhà nước đối với người lao độngdôi dư do tuyển dụng vượt quá nhu cầu sản xuất, kinh doanh bằng các nguồn kinhphí của doanh nghiệp. Không hạch toán các khoản chi này vào giá thành hoặc phílưu thông.
3/ Về xây dựng đơngiá tiền lương:
a) Đối với doanhnghiệp nhà nước nói chung:
Giám đốc doanh nghiệpcó trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng và đăng ký định mức lao động theo quyđịnh; xây dựng kế hoạch lợi nhuận, đơn giá tiền lương, báo cáo Hội đồng quảntrị (nếu có) hoặc trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý để thẩm định.
b) Đối với doanhnghiệp được xếp hạng đặc biệt:
Tổng giám đốc có tráchnhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng và đăng ký định mức lao động theo hướng dẫn tạiThông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội; xây dựng kế hoạch lợi nhuận, đơn giá tiền lương báo cáo Hội đồng quản trịhoặc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực (nếu là Tổng công ty 90/TTg được xếp hạng đặcbiệt) xem xét, có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị thẩmđịnh kế hoạch lợi nhuận và đơn giá tiền lương.
Các doanh nghiệp phảitiến hành xây dựng đơn giá tiền lương để trình cấp có thẩm quyền theo phân cấpquản lý thẩm định và giao đơn giá tiền lương trước tháng 4 năm kế hoạch.
4/ Thủ tục hànhchính đề nghị thẩm định đơn giá tiền lương:
Theo phân cấp và tổchức quản lý, sau khi xây dựng đơn giá tiền lương, doanh nghiệp có công văn gửicấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý thẩm định và giao đơn giá tiền lươngtheo quy định tại điểm 2 nói trên.
Công văn phải gửi kèmcác biểu sau:
Biểu giải trình xâydựng đơn giá tiền lương theo mẫu số 3a và số 3b;
Đối với doanh nghiệpcó nhiều đơn vị thành viên và có nhiều đơn giá tiền lương thì lập biểu tổng hợpđơn giá tiền lương theo mẫu số 4.
Đơn giá tiền lương saukhi được cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý thẩm định hoặc quyết định,doanh nghiệp phải gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để làm căn cứ quyếttoán quỹ tiền lương và xác định thu nhập chịu thuế.
5/ Báo cáo tìnhhình thực hiện lao động, tiền lương và thu nhập.
Chậm nhất là tháng 4năm kế hoạch, doanh nghiệp phải báo cáo cho cấp có thẩm quyền theo phân cấpquản lý tình hình thực hiện lao động, tiền lương và thu nhập của năm trước liềnkề theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư này.
C. XÁC ĐỊNH QUỸTIỀN LƯƠNG THỰC HIỆN THEO KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH.
1/ Điều kiện để xácđịnh quỹ tiền lương thực hiện:
a) Các chỉ tiêu tổngsản phẩm hàng hoá (kể cả sản phẩm quy đổi), tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuậnthực hiện được xác định theo quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối vớidoanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 vàNghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ. Trong các chỉ tiêu nêutrên, nếu có yếu tố tăng hoặc giảm do nguyên nhân khách quan, không tính đếnkhi xây dựng đơn giá tiền lương thì phải loại trừ khi xác định quỹ tiền lươngthực hiện.
b) Trước khi xác địnhquỹ tiền lương thực hiện, doanh nghiệp phải đánh giá và xác định các khoản nộpngân sách nhà nước, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lợi nhuận thực hiện vàso sánh với lợi nhuận kế hoạch được xác định gắn với đơn giá tiền lương. Nếulợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận kế hoạch được xác định gắn với đơn giátiền lương quy định tại tiết b.3, điểm 2, mục III của Thông tư này thì doanhnghiệp phải trừ lùi quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại Thông tư18/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 và Thông tư 19/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày14/8/1999 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.
c) Trích một phần lợinhuận tăng thêm để bổ sung vào quỹ tiền lương.
Doanh nghiệp khi quyếttoán quỹ tiền lương thực hiện, nếu bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại tiếtb.3, điểm 2, mục III của Thông tư này mà lợi nhuận thực hiện cao hơn lợi nhuậnkế hoạch được xác định gắn với đơn giá tiền lương thì doanh nghiệp được tríchtối đa 60% phần lợi nhuận tăng thêm sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệpđể nộp thuế thu nhập bổ sung (nếu có), bù lỗ của năm trước đối với các khoản lỗkhông được trừ vào lợi nhuận trước thuế, nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sáchNhà nước, trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ (nếu có), phần còn lại bổ sung vàoquỹ tiền lương, tối đa không quá 3 tháng lương bình quân thực tế thực hiện củadoanh nghiệp để phân phối trực tiếp cho người lao động theo quy chế trả lươngcủa doanh nghiệp và dự phòng quỹ tiền lương cho năm sau.
Việc xác định lợinhuận thực hiện của doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2/ Xác định quỹtiền lương thực hiện:
a) Căn cứ vào đơn giátiền lương do cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý thẩm định và kết quảsản xuất, kinh doanh, quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp được xác địnhnhư sau:
Vth = (Vđgx Csxkd) + Vpc + Vbs + Vtg
Trong đó:
Vth: quỹ tiền lương thực hiện;
Vđg: đơn giá tiền lương do cấp cóthẩm quyền theo phân cấp quản lý giao;
Csxkd: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanhtheo tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện, hoặc doanh thu (doanh số) thực hiện,hoặc tổng thu thực hiện trừ (-) tổng chi thựuc hiện (không có tiền lương), hoặclợi nhuận thực hiện với chỉ tiêu đơn giá tiền lương được giao;
Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lươngvà các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá theo quy định (ví dụ:phụ cấp thợ lặn; chế độ thưởng an toàn hàng không...), tính theo số lao độngthực tế được hưởng của từng chế độ.
Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung, chỉáp dụng đối với doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm.Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất được hưởnglương theo chế độ quy định của số lao động trong doanh nghiệp, mà khi xây dựngđịnh mức lao động không tính đến, bao gồm: quỹ tiền lương nghỉ phép năm, nghỉviệc riêng, nghỉ lễ, Tết, nghỉ theo chế độ lao động nữ, hội họp, học tập...theo quy định của Bộ Luật lao động;
Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ đượctính theo khối lượng và số giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy địnhcủa Bộ Luật lao động.
b) Các doanh nghiệp chưaxây dựng định mức lao động và chưa có đơn giá tiền lương được cấp có thẩm quyềntheo phân cấp quản lý thẩm định hoặc bị lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện đượcxác định theo số lao động thực tế bình quân sử dụng nhân hệ số mức lương bìnhquân của doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định vàvới mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định. Tại thời điểm thực hiện từngày 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng.
c) Sau khi quyết toántài chính, nếu quỹ lương thực hiện theo đơn giá được giao cao hơn quỹ tiền lươngkế hoạch theo đơn giá được giao thì phần chênh lệch được trích lập quỹ dự phòngcho năm sau nhằm ổn định thu nhập của người lao động trong trường hợp sản xuất,kinh doanh giảm do nguyên nhân bất khả kháng. Mức quỹ dự phòng do Giám đốc thoảthuận với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định và không được sử dụng vàomục đích khác.
Tổng quỹ tiền lương dựphòng hằng năm từ quỹ tiền lương thực hiện cao hơn quỹ tiền lương kế hoạch theođơn giá được xác định của doanh nghiệp và phần trích từ lợi nhuận tăng thêm quyđịnh tại tiết c, điểm 1 nói trên không vượt quá 15% tổng quỹ lương thực hiệncủa năm trước liền kề.
D. GIAO ĐƠN GIÁTIỀN LƯƠNG VÀ QUY CHẾ PHÂN PHỐI, TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1/ Giao đơn giátiền lương trong doanh nghiệp:
Căn cứ vào kế hoạchlợi nhuận và đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sởcơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp, sau khi trao đổi ý kiến với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp, Chủ tịchHội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hộiđồng quản trị), xem xét và giao đơn giá tiền lương gắn với kế hoạch lợi nhuậnlàm cơ sở cho việc quyết toán quỹ tiền lương theo quy định của Nhà nước cho cácđơn vị thành viên (hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc).
Việc giao đơn giá tiềnlương cần chú ý nội dung sau:
Đơn giá tiền lương đượcgiao phải gắn với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhất;
Hệ số điều chỉnh tăngthêm để tính đơn giá tiền lương cho từng đơn vị thành viên có thể khác nhau tuỳvào hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhưng không vượt quá hệ số điều chỉnh tăngthêm tối đa là 1,5 lần hoặc 2 lần so với mức lương tối thiểu theo quy định tạimục III Thông tư này;
Được trích lập quỹ lươngdự phòng tối đa là 7% tổng quỹ tiền lương kế hoạch (S Vkh) để xây dựng đơn giá tiền lương được giaonhằm điều chỉnh và khuyến khích các đơn vị thành viên hoàn thành kế hoạch sảnxuất, kinh doanh của cả doanh nghiệp. Quỹ dự phòng này phải được phân bổ hết trướckhi quyết toán tài chính năm;
Việc giao đơn giá vàquỹ tiền lương kế hoạch cho các đơn vị thành viên khi tổng hợp lại không vượtquá đơn giá và quỹ tiền lương kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2/ Quy chế phânphối và trả lương cho các đơn vị thành viên:
a) Căn cứ vào đơn giátiền lương được giao, các đơn vị thành viên có toàn quyền phân phối quỹ tiền lươngvà trả lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh chotừng đơn vị, bộ phận và cá nhân người lao động thuộc quyền quản lý trên cơ sởquy chế phân phối, trả lương do doanh nghiệp xây dựng theo hướng dẫn tại côngvăn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bản quy chế phân phối,trả lương do các đơn vị thành viên xây dựng phải được tổ chức Công đoàn cùngcấp thoả thuận trước khi ban hành và phổ biến đến từng người lao động. Sau đóđăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương (nếu doanh nghiệpthuộc địa phương quản lý) hoặc với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý thẩmđịnh đơn giá tiền lương (nếu doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý).
b) Việc quy định trả lươngcho từng bộ phận, cá nhân người lao động theo quy chế chủ yếu phụ thuộc vàonăng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, giá trị cống hiến của từng bộ phận,cá nhân người lao động, không phân phối bình quân. Đối với lao động có trình độchuyên môn, kỹ thuật cao, giỏi, giữ vai trò và đóng góp quan trọng cho việchoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị thì mức tiền lương và thunhập phải được trả thoả đáng. Đối với lao động làm công việc chuyên môn, nghiệpvụ, phục vụ giản đơn, phổ biến thì mức lương được trả cần cân đối với mức lươngcủa lao động cùng loại trên địa bàn, không tạo ra sự chênh lệch thu nhập quábất hợp lý, gây mất công bằng xã hội. Chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữalao động phục vụ, giản đơn với lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao,giỏi trong nội bộ đơn vị do đơn vị xem xét quy định cho phù hợp, bảo đảm chốngphân phối bình quân.
V. TỔ CHỨC THỰCHIỆN.
1/ Căn cứ nội dung hướngdẫn tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các Tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo các doanhnghiệp chấn chỉnh công tác quản lý lao động, tiền lương và thu nhập, xây dựngvà đăng ký định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương trình cấp có thẩmquyền theo phân cấp quản lý thẩm định đúng nội dung và thời hạn.
Đối với các doanhnghiệp cổ phần hoá, nếu có nguyện vọng thì được áp dụng Thông tư này sau khi đượcHội đồng quản trị nhất trí.
2/ Thông tư này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001, thay thế Thông tư số13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫnphương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trongdoanh nghiệp nhà nước.
Trong quá trình thựchiện có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân nhân các Tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và các doanh nghiệp nhà nước phản ánh về Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội xem xét, giải quyết./.