THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn áp dụng các quy định tại chương XV "Cáctội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình"
của Bộ luật Hình sự năm 1999
Để áp dụng đúng vàthống nhất các quy định tại Chương XV "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân vàgia đình" của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là BLHS), Bộ Tưpháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thốngnhất hướng dẫn một số điểm như sau:
1. Về tình tiết"đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm".
Đối với các tội:"cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ" (Điều 146BLHS); "vi phạm chế độ một vợ, một chồng" (Điều 147 BLHS); "tổchức tảo hôn, tội tảo hôn" (Điều 148 BLHS); "ngược đãi hoặc hành hạông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình" (Điều151 BLHS); "từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng" (Điều 152BLHS); Bộ luật Hình sự có quy định tình tiết "đã bị xử phạt hành chính vềhành vi này mà còn vi phạm" trong cấu thành tội phạm; do đó, cần chú ý:
Bị coi là "đã bịxử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm" nếu trước đó người nàođã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong một điềuluật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hànhchính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại:
a) Thực hiện chínhhành vi đó. Ví dụ: trước đó A đãbị xử phạt hành chính về hành vi cưỡng ép kết hôn, chưa hết thời hạn để đượccoi là chưa bị xử phạt hành chính mà lại thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn; trướcđó B đã bị xử phạt hành chính vềhành vi tổ chức tảo hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hànhchính lại thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn; v.v...
b) Thực hiện một trongnhững hành vi được liệt kê trong điều luật tương ứng đó. Ví dụ: trước đó A đã bị xử phạt hành chính vềhành vi cưỡng ép kết hôn, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hànhchính lại thực hiện hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; trước đó B đã bị xử phạt hành chính vềhành vi hành hạ vợ, con, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hànhchính lại thực hiện hành vi ngược đãi cha, mẹ; v.v...
Hết thời hạn để đượccoi là chưa bị xử phạthành chính là hếtthời hạn do pháp luật xử phạt vi phạm hành chính quy định. Theo quy định tạiĐiều 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 thì cá nhân, tổ chức bị xửphạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết địnhxử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không táiphạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Về tội cưỡng ép kếthôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146 BLHS).
2.1. Cưỡng ép kết hônlà dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phảikết hôn trái với ý muốn của họ.
Cản trở hôn nhân tựnguyện, tiến bộ là dùng mọi thủ đoạn để ngăn cản việc kết hôn của người có đủđiều kiện kết hôn theo luật định hoặc có hành vi cản trở người khác duy trìquan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc buộc họ phải cắt đứt quan hệ hôn nhânđó.
Hành vi cưỡng ép kếthôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện bằng nhiều thủ đoạnkhác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủđoạn khác.
a) Hành hạ, ngược đãilà đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinhthần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giamhãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục v.v... nhằm mụcđích cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cần lưu ýrằng, hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cảntrở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cho nên không truy cứu trách nhiệm hình sựthêm về tội hành hạ, ngược đãi quy định tại Điều 110 hoặc Điều 151 Bộ luật Hìnhsự.
b) Uy hiếp tinh thầnlà đe dọa sẽ gây thiệt hại đếntính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đedọa làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đedọa sẽ đất nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe dọa, bốmẹ hoặc người thân trong gia đình đe dọa sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau,con đe dọa là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ, lấy chồng mới v.v...
c) Yêu sách của cải làđòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong nhữngđiều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.
d) Thủ đoạn khác cóthể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ; bắt cóc người khôngmuốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn; mộtbên gia đình tiến hành dựng vợ, gả chồng cho người thân của mình với người kháctrái với ý muốn của người đó nhằm chia rẽ người thân đó với người mà họ muốn tựnguyện kết hôn; v.v...
2.2. Chỉ có thể truycứu trách nhiệm hình sự về tội này khi người vi phạm đã bị xử phạt hành chínhvề hành vi này mà còn vi phạm.
2.8. Chủ thể của tộinày có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Thông thường,chủ thể của tội này là bên nam hoặc bên nữ muốn kết hôn; người có ảnh hưởngnhất định trong gia đình của bên nam hay bên nữ (như: ông, bà, cha, mẹ, anh,chị...) người có ảnh hưởng trực tiếp đến bên nam hoặc bên nữ (như: người vợ cũ,chồng cũ, con sau khi ly hôn, người tình cũ...); người có ảnh hưởng trong côngtác (như: thủ trưởng đối với nhân viên) hoặc về tín ngưỡng, tôn giáo (như: cácchức sắc trong tôn giáo đối với tín đồ)
3. Về tội vi phạm chếđộ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS).
3.1 Chung sống như vợchồng là việc ngườiđang có vợ, cóchồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lạichung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khaihoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chungsống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xómvà xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơquan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
3.2. Chỉ có thể truycứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm chếđộ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể làlàm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng,con vì thế mà tự sát,v.v...
b) Người vi phạm chếđộ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
3.3. Trong trường hợpđã có quyết định của Tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việcchung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quanhệ đó, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độmột vợ, một chồng theo khoản 2 Điều 147 Bộ luật Hình sự mà không bị truy cứutrách nhiệm hình sự thêm về tội không chấp hành án theo Điều 304 Bộ luật Hìnhsự.
4. Về tội tổ chức tảohôn, tội tảo hôn (Điều 148 BLHS).
4.1. Tảo hôn là việclấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quyđịnh của pháp luật hôn nhân và gia đình.
4.2. Tổ chức tảo hônlà việc tổ chức cho những người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của phápluật hôn nhân và gia đình lấy vợ, lấy chồng.
Người tổ chức tảo hônbiết rõ hoặc có căn cứ để biết rõ là cả hai người hoặc một trong hai người màmình tổ chức lễ cưới là chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Trong trường hợp,người tổ chức thực sự không biết việc đó hoặc bị nhầm lẫn về độ tuổi thì khôngbị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
4.3. Chỉ có thể truycứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn khi người vi phạm đã bị xử phạthành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
4.4. Chỉ có thể truycứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn khi có đầy đủ các dấu hiệu sau đây:
a) Người vi phạm cố ýduy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn;
b) Đã có quyết địnhcủa Tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó;
c) Đã bị xử phạt hànhchính về hành vi này mà còn vi phạm.
4.5. Chủ thể của tộitổ chức tảo hôn là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưngthông thường là: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị hoặc người thân thích của bên nam,bên nữ.
Chủ thể của tội tảohôn là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự đã đủ tuổi kết hôn theoquy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo quy định tại điều 9 Luật Hônnhân và gia đình năm 2000 thì tuổi kết hôn đối với nam là từ 20 tuổi trở lên,tuổi kết hôn đối với nữ là từ 18 tuổi trở lên.
5. Về tội đăng ký kếthôn trái pháp luật (Điều 149 BLHS).
5.1. Đăng ký kết hôntrái pháp luật là việc người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn xác nhậnsự kiện kết hôn (ghi vào sổ Đăng ký kết hôn và cấp Giấy chứng nhận kết hôn) chongười mà mình biết rõ là không đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại các khoản1 và 2 Điều 9 hoặc thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
5.2. Chỉ truy cứutrách nhiệm hình sự về tội đăng ký kết hôn trái pháp luật, khi người vi phạm đãbị xử lý kỷ luật về hành vi này nhưng chưa hết thời hạn để được coi là xóa kỷluật mà còn vi phạm.
Theo khoản 2 Điều 6Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật vàtrách nhiệm vật chất đối với công chức thì thời gian hiệu lực của kỷ luật đốivới công chức là 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.Công chức được coi là xóa kỷ luật nếu sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷluật, công chức không tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải bị xử lýkỷ luật và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hiệu lựckỷ luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho người bị kỷ luật thì cũng được coilà xóa kỷ luật nếu sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, công chứckhông tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải bị xử lý kỷ luật, mặc dùcơ quan, đơn vị có thẩm quyền chưa ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật.
Đối với cán bộ tư phápxã, phường, thị trấn do pháp luật chưa có quy định thời hạn được xóa kỷ luậtnên thời gian hiệu lực của kỷ luật cũng được tính là 12 tháng, kể từ ngày Chủtịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định xử lý kỷ luật.
Cần lưu ý, để truy cứutrách nhiệm hình sự về tội này thì chỉ tính những trường hợp "đã bị xử lýkỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm" kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000 trởđi, tức là ngày Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành.
5.3. Chủ thể của tộinày là người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn, cụ thể là:
a) Người đại diệnchính quyền hoặc người đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnhsự của nước ta ở nước ngoài có thẩm quyền kýGiấy chứng nhận kết hôn;
b) Cán bộ hộ tịch làmthủ tục đăng ký kết hôn ởUỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn hoặc cán bộ của Sở Tư pháp đối với trường hợp đăng ký kếthôn có nhân tố nước ngoài;
c) Cán bộ làm thủ tụcđăng ký kết hôn ởcác cơ quan đạidiện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
6. Về tội loạn luân(Điều 150 BLHS).
6. 1. Loạn luânlà việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại;giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ kháccha.
6.2. Để truy cứu tráchnhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác: định rõ hành vi giao cấu là thuậntình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với ngườitừ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những ngườinói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từđủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạnluân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm ckhoản 2 Điều 115 BLHS).
Trong trường hợp hànhvi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đọa dùng vũ lực, lợi dụng tìnhtrạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợpngười thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm(điểm e khoản 2 Điều 111 BLHS) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2Điều 112 BLHS); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệlệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp ngườithực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm(điểm đ khoản 2 Điều 113 BLHS) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều114 BLHS); trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối vớitrẻ em dưới 18 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứutrách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS).
7. Về tội ngược đãi,hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình:(Điều 151 BLHS).
7. 1. Hành vi ngượcđãi, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàngngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịurét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thânthể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,... làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.
7.2. Chỉ có thể truycứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi ngược đãi,hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng, tức là làm cho người bị ngược đãi, hành hạluôn luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinhthần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả thương tích hay tổn hạiđến sức khỏe là do lỗi vô ý; nếu dẫn đến chết người thì bị truy cứu trách nhiệmhình sự về tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS).
Trong trường hợp thươngtích, tổn hại sức khoẻ hoặc chết người xảy ra do lỗi cố ý, thì tùy trường hợpcụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khoản tương ứng của Điều 104Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củangười khác hoặc Điều 93 Bộ luật Hình sự về tội giết người; nếu làm cho nạn nhânbị uất ức mà tự sát, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bức tửtheo Điều 100 Bộ luật Hình sự.
b) Người thực hiệnhành vi ngược đãi, hành hạ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn viphạm.
7.3. Đối tượng bị xâmhại quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự bao gồm:
a) Ông bà, bao gồm ôngbà nội, ông bà ngoại;
b) Cha mẹ, bao gồm chamẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế,;
c) Vợ chồng theo quyđịnh của pháp luật hôn nhân và gia đình;
d) Con, bao gồm con đẻ(con trong giá thú và con ngoài giá thú); con nuôi; con rể; con dâu; con riêngcủa vợ hoặc con riêng của chồng;
đ) Cháu, bao gồm cháunội, cháu ngoại;
e) Người có công nuôidưỡng mình là anh chị em, cô, dì, chú, bác, bà con thân thích hoặc những ngườikhác đã hoặc đang nuôi dưỡng người thực hiện hành vi ngược đãi, hành hạ.
Cần lưu ý, chỉ nhữngtrường hợp hành hạ, ngược đãi các đối tượng nêu trên mới bị truy cứu tráchnhiệm hình sự về tội này; nếu hành vi hành hạ, ngược đãi được thực hiện đối vớingười không thuộc nhũng đối tượng nêu trên, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sựvề tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật Hình sự; trường hợp hành vihành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhântự nguyện, tiến bộ, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hônhoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ theo quy định tại Điều 146 Bộ luậtHình sự.
8. Về tội từ chối hoặctrốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152 BLHS).
8.1 Nghĩa vụ cấp dưỡnglà nghĩa vụ của một người phải đóng góp tiền hoặc tại sản khác để đáp ứng nhucầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng theoquy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại cácđiều từ Điều 50 đến Điều 60 ChươngVI của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thìnghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa:
a) Vợ và chồng;
b) Cha, mẹ và con;
c) Ông bà nội, ông bàngoại và cháu;
đ) Anh chị em vớinhau.
8.2 Có khả năng thựctế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng cótiền, tài sản hoặc thu nhập có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mứcsống trung bình ởđịa phương.
8.3. Hành vi trốntránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng thường được biểu hiện bằng việc khôngchịu đóng góp tiền, tài sản để cấp dưỡng mặc dù có khả năng thực tế để thựchiện nghĩa vụ đó.
8.4. Chỉ có thể truy cứutrách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng khi cóđầy đủ các dấu hiệu sau đây:
a) Người vi phạm phảilà người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
b) Người vi phạm từchối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng;
c) Việc từ chối hoặctrốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã gây hậu quả nghiêm trọng (tức là làm cho ngườiđược cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe như: ốmđau, bệnh tật, v.v...). Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì ngườivi phạm phải đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
8.5. Trong quá trìnhđiều tra, truy tố, xét xử về tội phạm này cần lưu ý, nếu đã có bản án, quyếtđịnh của Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ củamình mà người đó vẫn cố tình không chấp hành, mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡngchế cần thiết, thì bị truy cứu trách nhiệm.m hình sự theo Điều 304 Bộ luật Hìnhsự về tội không chấp hành án.
9. Hiệu lực thi hànhcủa Thông tư.
Thông tư hên tịch nàycó hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2001.
Trong quá trình thựchiện, nếu có gì vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn cần phải giải thích, hướngdẫn bổ sung, thì đề nghị phản ánh cho Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dântối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổsung kịp thời./.