CHỈTHỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Vềviệc triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí
vàNghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002
củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí
Thực hiệnPháp lệnh phí và lệ phí của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 03 tháng 6 năm2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thihành Pháp lệnh phí và lệ phí.
Việc triểnkhai thực hiện Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ về phí và lệ phí có ý nghĩahết sức quan trọng trong việc góp phần lập lại trật tự, kỷ cương về quản lý thuphí, lệ phí. Trong quá trình thực hiện đòi hỏi phải thay đổi, cải tiến một sốthủ tục, khắc phục những tồn tại để bảo đảm cho các hoạt động có thu phí, lệphí được thuận tiện, thông suốt, đặc biệt là phí sử dụng cầu, đường bộ, đò,phà.
Để bảo đảmthực hiện đúng quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số57/2002/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay việc ràsoát lại các khoản phí, lệ phí đang thu tại ngành, địa phương mình, đối chiếuvới Danh mục chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 57/2002/NĐ-CPđể phân loại xử lý như sau:
Loại phí, lệphí nào không có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí thì không được phépthu. Cơ quan, đơn vị nào ban hành loại phí, lệ phí này phải ra ngay văn bản quyđịnh bãi bỏ. Tổ chức, cá nhân đang thực hiện thu các loại phí, lệ phí này phảichấm dứt ngay việc thu và thực hiện kê khai quyết toán toàn bộ số tiền phí, lệphí đã thu được với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để nộp vào ngân sách nhà nướctheo quy định hiện hành;
Loại phí, lệphí nào mới có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí nhưng chưa có văn bản hướngdẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chưa được phép thu;
Loại phí, lệphí nào có tên trong Danh mục chi tiết phí, lệ phí, đã có văn bản hướng dẫn củacơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiếp tục thực hiện cho đến khi có văn bản hướngdẫn mới.
Bộ Tài chínhcó kế hoạch cụ thể cùng với các Bộ, ngành và địa phương rà soát các loại phí,lệ phí đang áp dụng về mức thu, tỷ lệ để lại, chế độ thu, nộp, quản lý và sửdụng; xác định rõ phí thuộc ngân sách nhà nước và phí không thuộc ngân sách nhànước.
2. Việcmiễn, giảm phí, lệ phí chỉ được thực hiện đối với những trường hợp đã quy địnhtại Điều 14 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP. Ở những nơi chưa giải quyết được ùn tắc giaothông thì tạm thời chưa thu phí sử dụng cầu, đường bộ đối với xe mô tô haibánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy. Bộ Tài chínhquy định cụ thể các loại vé sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà và chế độ quản lý,sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo thuận lợi, góp phần đảm bảo giaothông thông suốt, nhất là đối với hoạt động an ninh, quốc phòng, hoạt động côngvụ; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể những nơi tạm thời chưathu phí sử dụng cầu, đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xehai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy. Giao Bộ Tài chính quy định cụ thể thờihạn bãi bỏ việc cấp thẻ miễn phí và thời gian hết hiệu lực của những thẻ miễnphí đã cấp. Trước mắt, trong khi chờ ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn, việcmiễn, giảm phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà vẫn thực hiện theo quy định hiệnhành.
Các Bộ,ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân thực hiện thu phí, lệ phí phải tăng cườngphối hợp, tích cực sắp xếp lại quy trình thủ tục bán vé, kiểm soát thu phí, lệphí để ngăn chặn tiêu cực, bảo đảm thuận tiện, thông thoáng, đặc biệt là đốivới việc thu phí sử dụng cầu, đường bộ.
3. Việctriển khai thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP phải đượccoi là nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp trong năm 2002. Để giúp Chínhphủ nắm bắt, chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện cho các ngành, các cấp thực hiện đượcđúng Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP, Bộ Tài chính thành lập Tổ thườngtrực chỉ đạo triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số57/2002/NĐ-CP.
Các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức bộ phận thường trực triển khai thựchiện Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP để thực hiện cácnhiệm vụ sau:
Theo dõi,kiểm tra việc thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí ở các cơ sở;
Kịp thờiphản ánh những vướng mắc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệphí;
Định kỳ báocáo tình hình triển khai thực hiện Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP chocơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về phí, lệ phí.
4. Cơ quanthông tin đại chúng, cơ quan tuyên truyền thuộc các ngành, các cấp cần tăng cườngphổ biến, tuyên truyền nội dung, ý nghĩa của Pháp lệnh và Nghị định số57/2002/NĐ-CP của Chính phủ về phí và lệ phí. Kịp thời biểu dương những việclàm, những đơn vị thực hiện tốt; phát hiện và đưa ra công luận những hiện tượng,trường hợp vi phạm Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP của Chính phủ vềphí, lệ phí.
5. Tổ chức,cá nhân thu phí, lệ phí phải niêm yết, thông báo công khai tại địa điểm thunhững quy định về thu phí, lệ phí như: tên phí, lệ phí; đối tượng áp dụng; đốitượng miễn, giảm; mức thu; thời gian áp dụng thu (nếu có); quy trình, thủ tụcthu, nộp; thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí, lệ phí,...để thuận tiện trong thực hiện và làm cơ sở cho hoạt động giám sát của các tổchức quần chúng và nhân dân.
6. Các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người đứng đầu cácđơn vị thu phí, lệ phí có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này,định kỳ hàng quý báo cáo về Bộ Tài chính (qua Tổ thường trực chỉ đạo triển khaithực hiện Pháp lệnh và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướngChính phủ.
Trong quátrình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịpthời phản ánh về Bộ Tài chính để có biện pháp xử lý; trường hợp vượt quá thẩmquyền, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết./.