CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ
Về tăngcường công tác quản lý thuế giá trị gia tăng
Qua hơn 3 năm thực hiện, LuậtThuế giá trị gia tăng đã phát huy tác dụng tích cực, khắc phục được nhược điểmthu trùng lắp qua các khâu kinh doanh của Luật Thuế doanh thu trước đây; đồngthời khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, khuyến khích xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng một số quy định chưa chặt chẽ củaLuật Thuế giá trị gia tăng và Luật Doanh nghiệp để lập hồ sơ khống về hàng hoáxuất khẩu, lập doanh nghiệp để buôn bán hoá đơn nhằm thực hiện hành vi gianlận, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Cơ quan thuế và các cơ quan chức năngkhác của Nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng chưa khắc phục đượctriệt để và có hiệu quả.
Để phát huy tính tích cực củathuế giá trị gia tăng, tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng có hiệu quả,giảm thất thoát, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các hành vi gian lận trongkhấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng, thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơnbất hợp pháp. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngànhliên quan và Chủ tịch Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện tốtcác việc sau:
1. Bộ Tài chính:
a) Nghiên cứu, báo cáo Chínhphủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng. Trước mắt,trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏquy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo tỷ lệ % đối với hànghoá mua vào không có hoá đơn giá trị gia tăng để thực hiện ngay từ đầu năm2003.
b) Hướng dẫn và tổ chức thựchiện tốt Nghị định số 76/2002/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Chính phủ sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng.
c) Ban hành văn bản sửađổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định và quy trình hoàn thuế giá trị gia tăngđể thực hiện tốt công tác quản lý hoàn thuế theo đúng luật định.
Tăng cường công tác quản lý,kiểm tra việc in ấn, phát hành, bán hoá đơn cho các cơ sở kinh doanh, đảm bảochỉ những cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh mới được mua hóa đơn; tăng cườngkiểm tra việc sử dụng hoá đơn, đối chiếu, xác minh hoá đơn; xử lý kịp thời,nghiêm minh các trường hợp mua bán hoá đơn bất hợp pháp đã phát hiện.
d) Đẩy mạnh công tác thanh tra,kiểm tra thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng, đặc biệt là hoàn thuế đối với hànghoá xuất khẩu qua đường biên giới đất liền.
đ) Chỉ đạo Tổng cục Hải quantăng cường biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ việc kiểm tra và xác nhận hànghoá thực tế xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu qua đường biên giới đất liền, chặnđứng hiện tượng quay vòng hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu khống.
e) Tăng cường đào tạo, giáo dụccán bộ thuế, cán bộ hải quan về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức để thựchiện tốt công tác quản lý thuế. Tăng cường kiểm tra nội bộ, xử lý nghiêm minhcác trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc tiêu cực, thông đồng, tiếp taycho đối tượng nộp thuế để gian lận tiền thuế của Nhà nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tưcác địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế và cơ quan có liên quan để cóbiện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời tình trạngthành lập doanh nghiệp để buôn bán hoá đơn, chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
3. Bộ Tư pháp:
a) Phối hợp với các Bộ,ngành trong việc thẩm định ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảothực hiện đồng bộ, chặt chẽ.
b) Nghiên cứu để sửa đổi, bổsung các hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính, các mức hình phạt trongcác văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phù hợp với tính chất, mức độ nguyhiểm của các hành vi vi phạm hành chính, các tội phạm về hoá đơn, chứng từ,gian lận thuế trong tình hình hiện nay.
4. Bộ Công an:
a) Chỉ đạo cơ quan côngan các địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan và cáccơ quan hữu quan để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận về thuế,buôn bán hoá đơn bất hợp pháp.
b) Tập trung chỉ đạo khẩn trươngtiến hành điều tra, hoàn chỉnh hồ sơ những vụ gian lận, chiếm đoạt tiền hoànthuế để truy tố kịp thời, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
a) Chỉ đạo các ngân hàng cóbiện pháp mở rộng thanh toán qua tài khoản mở tại ngân hàng, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp mở tài khoản, thanh toán qua ngân hàng đối vớihàng xuất khẩu.
b) Chỉ đạo các ngân hàng thựchiện nghiêm túc các lệnh thu, lệnh phạt của cơ quan Thuế.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố:
Chỉ đạo Cục thuế, Sở Kế hoạchvà Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá và các cơ quan có liên quan trên địa bàn phốihợp thực hiện tốt các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, đăng kýnộp thuế, quản lý thu thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng.
7. Đềnghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao chỉ đạo Viện Kiểmsát, Toà án nhân dân các cấp truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ gianlận về thuế do cơ quan Thuế và cơ quan Công an đã phát hiện chuyển sang.
8. Các cơquan tuyên truyền thông tin ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh việc tuyêntruyền về thuế giá trị gia tăng, có chuyên mục tuyên truyền về thuế để mọi tổchức, cá nhân và đối tượng nộp thuế hiểu về thuế giá trị gia tăng, qua đó gópphần tích cực vào việc thực hiện tốt pháp luật thuế. Kịp thời biểu dương cácđiển hình thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời lên án các hành vi, đối tượnggian lận thuế.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngkhẩn trương chỉ đạo và có biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện tốt các nội dungcủa Chỉ thị này, kịp thời báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý với Thủ tướngChính phủ và Bộ Tài chính những vấn đề vướng mắc cần giải quyết ./.