NGHỊQUYẾT
Phiênhọp chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2002
Trong 2 ngày30 tháng 9 và 01 tháng 10 năm 2002, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 9 năm2002, thảo luận và quyết nghị các vấn đề sau đây:
1. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầutư báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2002 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2003; Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo về tổng quyết toán ngân sáchnhà nước năm 2001, tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2002 vàdự toán ngân sách nhà nước năm 2003.
Năm 2002,nền kinh tế nước ta liên tục phải đương đầu với những khó khăn lớn, thiên taixảy ra ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân,đầu tư nước ngoài tiếp tục suy giảm, xuất khẩu khó khăn, giá cả hàng xuất khẩuchưa được cải thiện... Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt vàlinh hoạt, tập trung tháo gỡ vướng mắc, triển khai nhiều biện pháp cụ thể, pháthuy nội lực, chủ động đối phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đẩy mạnh sản xuất,thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội... Do vậy, tìnhhình kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, nền kinh tế vẫn duy trìđược tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,9 - 7%. Các chỉtiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2002, dự báo cơ bản được hoànthành. Các nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn đầu tư của khu vực tưnhân được huy động tốt. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởngcao. Sản xuất nông nghiệp bước đầu có chuyển dịch về cơ cấu cây trồng và vậtnuôi, đặc biệt là thuỷ sản phát triển nhanh. Thu ngân sách đạt khá, ước tăngkhoảng 8,7% so với năm 2001, bội chi ngân sách ở mức cho phép. Hoạt động tiềntệ cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát.Chỉ số giá được cải thiện và ổn định. Tình hình chính trị, an ninh, quốc phòngđược đảm bảo.
Năm 2003 lànăm nước ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực, thách thứcrất nặng nề, đặc biệt trong điều kiện khả năng cạnh tranh và hiệu quả nền kinhtế còn thấp kém, tình hình thế giới còn tiềm ẩn nguy cơ không ổn định. Đây cũnglà năm thứ 3 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IXvà Nghị quyết của Quốc hội khoá X về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 -2005, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5năm. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự phấn đấu vượt bậc, có những bước đột phá về cơchế, chính sách, đổi mới cơ bản và toàn diện về quản lý điều hành nhằm chuyểndịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thúc đẩy kinh tếtăng trưởng nhanh và bền vững, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiệnhiệu quả lộ trình cam kết AFTA.
Kế hoạch2003 cần tập trung thực hiện những mục tiêu chính là:
Tiếp tục duytrì khả năng phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững; chuyển mạnh về cơcấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư để nâng cao hiệu quả và năng lựccạnh tranh của nền kinh tế.
Huy động mọinguồn lực, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, giảm mạnh chi phí sảnxuất, nhằm tạo bước đột phá về chất lượng phát triển.
Thực hiện cóhiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh xuất khẩuđi đôi với khai thác tốt thị trường trong nước.
Nâng caochất lượng giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệtrong các hoạt động kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo,cải thiện đời sống của nhân dân; giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc; giữvững an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Giao Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ýkiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá tình hình thực hiệnnhiệm vụ kế hoạch, ngân sách năm 2002 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộinăm 2003, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình Quốc hội vào kỳhọp thứ 2 Quốc hội khoá XI.
Giao Bộ trưởngBộ Tài chính thay mặt Chính phủ, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Quốchội báo cáo Tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2001.
2. Chính phủ đã nghe Chủ tịch Hội đồng Thẩm địnhNhà nước dự án Thuỷ điện Sơn La báo cáo bổ sung về dự án thuỷ điện Sơn La.
Thuỷ điệnSơn La là dự án có quy mô lớn, tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội.Yêu cầu đặt ra cho phương án xây dựng nhà máy là: phải bảo đảm an toàn tuyệtđối cho hạ du và thủ đô Hà Nội; đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp; đảm bảo quốcphòng, an ninh vùng Tây Bắc; giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường,sinh thái, đa dạng sinh học; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc.
Chính phủnhất trí với kiến nghị của Hội đồng Thẩm định Nhà nước dự án thuỷ điện Sơn Lavề chọn phương án 3 bậc trong quy hoạch khai thác bậc thang thuỷ điện sông Đà,với quy mô công trình Thuỷ điện Sơn La (tuyến Pa Vinh) có mức nước dâng bình thườnglà 215m. Về quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La, phảigắn quy hoạch địa bàn di dân đến với quy hoạch sản xuất, chuyển dịch cơ cấukinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo cho đồng bào có đời sống tốt hơn nơi ởcũ.
Giao Hộiđồng Thẩm định Nhà nước dự án thuỷ điện Sơn La phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Văn phòng Chính phủvà các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ hoàn chỉnhbáo cáo trên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trình Bộ Chính trịvà báo cáo Quốc hội trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI.
3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình dựthảo các Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổchức của Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Dân số,Gia đình và Trẻ em.
Giao Bộ Nộivụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ban Chỉ đạo Cải cáchhành chính của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Bưu chính, Viễnthông, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và các cơ quan có liên quan hoàn chỉnhdự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành trong tháng10/2002.
4. Chính phủ đã xem xét báo cáo về tình hình kinhtế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2002 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưtrình.
Nhiệm vụtrong các tháng còn lại của năm 2002 vẫn còn nặng nề trước hậu quả thiên tai vàdiễn biến kinh tế, chính trị thế giới rất khó lường.
Các Bộ,ngành và địa phương cần tập trung mọi nỗ lực, tích cực chỉ đạo quyết liệt thựchiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2002; đặc biệt là cácgiải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 về mộtsố giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội năm 2002. Trongchỉ đạo điều hành cần tập trung cao độ việc đẩy mạnh sản xuất và đầu tư, nhấtlà đối với các dự án quan trọng, tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạgiá thành sản phẩm, thực hiện ráo riết các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu; chủđộng phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai./.