PHÁP LỆNH
Thẩm phán vàHội thẩm Tòa án Nhân dân
Căn cứ vào Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sungtheo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X,kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Luật tổchức Tòa án nhân dân;
Pháp lệnh này quyđịnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
1. Thẩm phán là ngườiđược bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án vàgiải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
2. Hội thẩm là người đượcbầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ ánthuộc thẩm quyền của Tòa án.
Điều 2
1. Thẩm phán Tóa ánnhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao;
b) Thẩm phán Tòa ánnhân dân cấp tỉnh bao gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;
c) Thẩm phán Tòa ánnhân dân cấp huyện bao gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh;
d) Thẩm phán Tòa ánquân sự các cấp bao gồm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương đồng thời là Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu bao gồmThẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Thẩm phán Tòa án quân sự khuvực.
2. Hội thẩm Tòa ánnhân dân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Hội thẩm nhân dânTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội thẩm nhân dân Tòa ánnhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Hội thẩm nhândân);
b) Hội thẩm quân nhânTòa án quân sự quân khu và tương đương; Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khuvực (gọi chung là Hội thẩm quân nhân).
Điều 3
Việc xét xử của Tòa ánnhân dân địa phương có Hội thẩm nhân dân tham gia; việc xét xử của Tòa án quânsự cấp quân khu và Tòa án quân sự khu vực có Hội thẩm quân nhân tham gia theoquy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
Điều 4
Khi xét xử, Thẩm phánvà Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 5
1. Công dân Việt Namtrung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảovệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo vềnghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xétxử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
2. Công dân Việt Namtrung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, cótinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh bảovệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có sức khỏebảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.
Điều 6
Thẩm phán, Hội thẩmchịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạmmà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật.
Điều 7
Thẩm phán, Hội thẩmphải giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
Điều 8
Thẩm phán, Hội thẩmtrong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa ánnơi Thẩm phán, Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thườngvà Thẩm phán, Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theoquy định của pháp luật.
Điều 9
Thẩm phán, Hội thẩm đượcbồi dưỡng nghiệp vụ công tác xét xử. Chánh án Tòa án các cấp trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ choThẩm phán, Hội thẩm.
Điều 10
1. Thẩm phán, Hội thẩmphải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Khi phát hiện hành vitrái pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm thì cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinhtế, đơn vị vũ trang nhân dân có quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại; cá nhân cóquyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm đốivới Thẩm phán, Hội thẩm.
2. Khi thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên hệ với cơ quan nhà nước,Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinhtế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ củamình các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm tạo điều kiện để Thẩmphán, Hội thẩm làm nhiệm vụ.
Nghiêm cấm mọi hành vicản trở Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI THẨMPHÁN.
ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI THẨM PHÁN
Điều 11
Thẩm phán làm nhiệm vụxét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa ántheo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình đượcbiệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn.
Nhiệm vụ, quyền hạn cụthể của Thẩm phán do pháp luật quy định.
Điều 12
Thẩm phán có quyền yêucầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành những quyết định có liên quan đến việcgiải quyết vụ án hoặc những việc khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13
Thẩm phán phải gươngmẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôntrọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, tham gia tuyên truyền, phổ biến phápluật.
Điều 14
Thẩm phán có tráchnhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.
Điều 15
Thẩm phán không đượclàm những việc sau đây:
1. Những việc mà phápluật quy định cán bộ, công chức không được làm;
2. Tư vấn cho bị can,bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ ánhoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;
3. Can thiệp trái phápluật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến ngườicó trách nhiệm giải quyết vụ án;
4. Đem hồ sơ vụ ánhoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ đượcgiao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
5. Tiếp bị can, bịcáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩmquyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Điều 16
Thẩm phán phải từ chốitham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quyđịnh.
Điều 17
1. Thẩm phán có thangbậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác do phápluật quy định.
2. Thẩm phán khi đilàm nhiệm vụ được miễn phí cầu, phà, đường theo quy định của pháp luật.
Điều 18
Thẩm phán được cấptrang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.
Mẫu trang phục, chế độcấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyđịnh.
Điều 19
1. Để bảo đảm cho cácTòa án nhân dân địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Chánh án Tòa án nhândân tối cao quyết định:
a) Điều động Thẩm phántừ Tòa án nhân dân địa phương này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân địa phươngkhác cùng cấp;
b) Biệt phái Thẩm phántừ Tòa án nhân dân địa phương này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhândân địa phương khác cùng cấp.
2. Để bảo đảm cho cácTòa án quân sự thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyếtđịnh:
a) Điều động Thẩm phántừ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác cùng cấp sau khithống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Biệt phái Thẩm phántừ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án quân sự khác cùngcấp.
Chương III
TIÊU CHUẨN THẨM PHÁN. THỦ TỤC
TUYỂN CHỌN, BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC THẨMPHÁN
Điều 20
Người có đủ tiêu chuẩnquy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác phápluật từ bốn năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết nhữngviệc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khuvực, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán tòa án nhân dân cấphuyện; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn vàbổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực.
Điều 21
1. Người có đủ tiêuchuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán Tòa ánnhân dân cấp huyện, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực ít nhất là năm năm, cónăng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền củaTòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, thì có thể được tuyểnchọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; nếu người đó là sĩquan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòaán quân sự cấp quân khu.
2. Trong trường hợp donhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tạikhoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mườinăm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộcthẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, thì cóthể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; nếu ngườiđó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩmphán Tòa án quân sự cấp quân khu.
Điều 22
1. Người có đủ tiêuchuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán Tòa ánnhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu ít nhất là năm năm, cónăng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền củaTòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọnvà bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quânđội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương.
2. Trong trường hợp donhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tạikhoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mườilăm năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khácthuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì cóthể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu ngườiđó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩmphán Tòa án quân sự trung ương.
Điều 23
Trong trường hợp cầnthiết, người công tác trong ngành Tòa án nhân dân hoặc người do cơ quan, tổchức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Tòa án nhân dân tuy chưa cóđủ thời gian làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp dưới hoặc chưa có đủ thời gianlàm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại Điều 20hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 của Pháp lệnh này, thì có thể được tuyển chọn và bổnhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Thẩm phán Tòa án nhân dâncấp tỉnh hoặc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quânđội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sựkhu vực hoặc Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc Thẩm phán Tòa án quânsự trung ương.
Điều 24
Nhiệm kỳ của Thẩm phánlà năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 25
1. Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án nhân dân gồm có:
a) Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;
b) Các Hội đồng tuyểnchọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện;
c) Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán tòa án quân sự khu vực.
2. Hội đồng tuyển chọnThẩm phán làm việc theo chế độ tập thể. Quyết định của Hội đồng tuyển chọn Thẩmphán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Điều 26
1. Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương gồm cóChánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng,Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là Ủy viên.
Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyếtđịnh theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương có nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuyển chọn người đủtiêu chuẩn làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sựtrung ương theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao và trình Chủ tịchnước bổ nhiệm;
b) Xem xét những trườnghợp Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương cóthể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 29 của Pháplệnh này theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và trình Chủ tịch nướcmiễn nhiệm;
c) Xem xét những trườnghợp Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương cóthể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnhnày theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và trình Chủ tịch nướccách chức.
Điều 27
1. Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện gồm cóChủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Chánh ánTòa án nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban tổ chức chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh là Ủy viên.
Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩmphán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện do Chánh ánTòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dâncấp tỉnh.
2. Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện cónhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuyển chọn người đủtiêu chuẩn làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dâncấp huyện theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánhán Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm;
b) Xem xét những trườnghợp Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện cóthể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 29 của Pháplệnh này theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh ánTòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm;
c) Xem xét những trườnghợp Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện cóthể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnhnày theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án Tòaán nhân dân tối cao cách chức.
Điều 28
1. Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực gồm cóChánh án Tòa án quân sự trung ương làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốcphòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Hội luật gia Việt Nam là Ủy viên.
Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn Thẩmphán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực do Chánh ánTòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sựtrung ương.
2. Hội đồng tuyển chọnThẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực cónhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tuyển chọn người đủtiêu chuẩn làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sựkhu vực theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương và đề nghị Chánh ánTòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm;
b) Xem xét những trườnghợp Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực cóthể được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 29 của Pháplệnh này theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương và đề nghị Chánhán Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm;
c) Xem xét những trườnghợp Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực cóthể bị cách chức chức danh Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnhnày theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương và đề nghị Chánh án Tòaán nhân dân tối cao cách chức.
Điều 29
1. Thẩm phán đươngnhiên được miễn nhiệm chức danh Thẩm phán khi nghỉ hưu.
2. Thẩm phán có thể đượcmiễn nhiệm chức danh Thẩm phán do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý dokhác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 30
1. Thẩm phán đươngnhiên bị mất chức danh Thẩm phán khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất,mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức chức danh Thẩm phán khi thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong côngtác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;
b) Vi phạm quy địnhtại Điều 15 của Pháp lệnh này;
c) Bị kỷ luật bằnghình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm theo quy định của pháp luậtvề cán bộ, công chức;
d) Vi phạm về phẩmchất đạo đức;
đ) Có hành vi vi phạmpháp luật khác.
Điều 31
1. Phó Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án tòa án quân sự trung ương do Chủ tịchnước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dântối cao.
2. Chánh án, Phó Chánhán tòa án nhân dân địa phương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân địaphương cùng cấp.
3. Chánh án, Phó Chánhán Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhândân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng BộQuốc phòng.
4. Trước khi đề nghịChủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cách chức các chức vụ Chánh án,Phó Chánh án theo quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều này, nếungười đó thuộc một trong các trường hợp có thể bị cách chức chức danh Thẩm phánthì phải có ý kiến của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán có thẩm quyền tuyển chọnThẩm phán đó.
5. Nhiệm kỳ của PhóChánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân địa phương,Tòa án quân sự là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chương IV
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI THẨM. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỘITHẨM. TIÊU CHUẨN HỘI THẨM. THỦ TỤC BẦU, CỬ, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM HỘI THẨM
Điều 32
1. Hội thẩm làm nhiệmvụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được bầu hoặc cử làm Hộithẩm.
2. Chánh án Tòa ánnhân dân địa phương, Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực cótrách nhiệm quản lý Hội thẩm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm.
Chính phủ, Tòa án nhândân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam phối hợp ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm.
Điều 33
1. Hội thẩm được bồi dưỡngvề nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.
Kinh phí bồi dưỡng vềnghiệp vụ cho Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân,có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương.
2. Hội thẩm là cán bộ,công chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụHội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.
Điều 34
1. Hội thẩm được cấptrang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.
Mẫu trang phục, chế độcấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm do Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyđịnh.
2. Khi làm nhiệm vụxét xử Hội thẩm được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 35
Hội thẩm phải từ chốitham gia xét xử hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quyđịnh.
Điều 36
Khi được Chánh án Tòaán phân công làm nhiệm vụ xét xử thì Hội thẩm có nghĩa vụ tham gia mà không đượctừ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Trong một năm mà Hội thẩm không đượcChánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòaán cho biết lý do.
Điều 37
Người có đủ tiêu chuẩnquy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì có thể được bầu làm Hội thẩmnhân dân Tòa án nhân dân địa phương; nếu người đó là quân nhân tại ngũ, côngchức, công nhân quốc phòng đang phục vụ trong quân đội thì có thể được cử làmHội thẩm quân nhân Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
Điều 38
1. Hội thẩm nhân dânTòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệucủa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghịcủa Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcùng cấp.
2. Hội thẩm quân nhânTòa án quân sự cấp quân khu do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dânViệt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quânchủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quânđội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa ánquân sự cấp quân khu sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quânđoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.
3. Hội thẩm quân nhânTòa án quân sự khu vực do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng,tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sưđoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quânchủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị củaChánh án Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sưđoàn hoặc cấp tương đương.
Điều 39
1. Nhiệm kỳ của Hộithẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Khi Hội đồng nhân dânhết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhândân khóa mới bầu được Hội thẩm nhân dân mới.
2. Nhiệm kỳ của Hộithẩm quân nhân là năm năm, kể từ ngày được cử.
Điều 40
1. Cơ quan, tổ chức,đơn vị vũ trang nhân dân có người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm có trách nhiệmtạo điều kiện để Hội thẩm làm nhiệm vụ.
2. Trong thời gian Hộithẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án thì cơ quan, tổ chức,đơn vị vũ trang nhân dân có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hộithẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt.
Điều 41
1. Hội thẩm có thể đượcmiễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác.
2. Hội thẩm bị bãinhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luậtkhông còn xứng đáng làm Hội thẩm.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42
Pháp lệnh này thay thếPháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân ngày 14 tháng 5 năm 1993.
Những quy định trướcđây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 43
Chính phủ, Tòa án nhândân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướngdẫn, phối hợp hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.