NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/NĐ-CP
ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CPngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầutư, Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hànhkèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ vàNghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ (sau đây viếttắt là NĐ 52/CP và NĐ 12/CP) như sau:
(1). Điểm đ khoản 2 Điều 3 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"đ)Đối với các dự án đầu tư của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài; dự án cóyêu cầu cơ mật thuộc an ninh, quốc phòng; dự án mua sở hữu bản quyền, việc lậpdự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản (11) Điều 1 Nghị định này (trừcác nội dung không phù hợp với tính chất của dự án); việc thẩm định dự án,quyết định đầu tư và quản lý thực hiện dự án theo quyết định riêng của Thủ tướngChính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án".
(2). Điểm 2 khoản 1 Điều 1 của NĐ 12/CP được sửa đổi, bổ sung nhưsau:
"2.Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đónếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai tháchoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáonghiên cứu tiền khả thi hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp cóthẩm quyền thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện từ giaiđoạn chuẩn bị đầu tư và quản lý quá trình thực hiện đầu tư như một dự án đầu tưđộc lập".
(3). Điều 8 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều8. Quản lý các dự án quy hoạch
1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội vùng, liên tỉnh trong phạm vi toàn quốc, có trách nhiệm:
a.Hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành.
b.Tổ chức lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trọngđiểm, liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c.Thẩm định các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địaphương do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi làcấp tỉnh) lập theo phân cấp; quy hoạch phát triển ngành do các Bộ quản lý ngànhlập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nộidung thẩm định bao gồm:
Sựphù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;
Sựhợp lý của quy hoạch trong việc phân bổ các nguồn lực;
Tínhthống nhất của các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quyhoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng;
Tínhkhả thi của quy hoạch.
2.Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị và nôngthôn, quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm có trách nhiệm:
a.Hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch xâydựng đô thị và nông thôn, vùng trọng điểm.
b.Tổ chức lập các dự án quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt.
c.Thẩm định các dự án quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn do ủy ban nhân dâncấp tỉnh lập trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo phân cấp.
Nộidung thẩm định bao gồm:
Sựphù hợp của quy hoạch xây dựng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kếhoạch xây dựng dài hạn;
Sựphù hợp của quy hoạch xây dựng trong việc phân bổ dân cư;
Tínhthống nhất của quy hoạch xây dựng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành;
Tínhkhả thi của quy hoạch và biện pháp quản lý quy hoạch xây dựng.
3.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội, quy hoạch tổng thể phát triển không gian đô thị, cụm dân cư; các quy hoạchxây dựng đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, phê duyệt và trình duyệt đểlàm cơ sở xây dựng các dự án đầu tư.
4.Bộ quản lý ngành tổ chức lập quy hoạch phát triển ngành.
5.Bộ Tài chính hướng dẫn việc tạm ứng, thanh toán các nội dung chi phí lập vàthẩm định các dự án quy hoạch.
6.Các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triểnngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, khi nghiên cứu lập dự án phảilấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương liên quan. Quy hoạch xây dựngđô thị và nông thôn khi nghiên cứu lập dự án, cơ quan tổ chức lập dự án phảicông bố công khai, trưng cầu ý kiến của nhân dân và Hội đồng nhân dân sống trênvùng quy hoạch. Dự án quy hoạch xây dựng (cả quy hoạch tổng thể và quy hoạchchi tiết) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai, thườngxuyên tại ủy ban nhân dân các cấp và nơi công cộng trong vùng quy hoạch để nhândân thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
7.Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng thực hiện (theo chức năng) việc rà soát cácvăn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạchphát triển ngành; quy hoạch xây dựng để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyềnban hành".
(4). Khoản 2 Điều 10 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2.Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a)Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hộiquyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tưtổ chức thẩm định dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
b)Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quảnlý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xãhội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành được duyệt hoặc đã có quyết định chủ trươngđầu tư bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chophép đầu tư.
Ngườicó thẩm quyền quyết định đầu tư dự án nhóm A tổ chức thẩm tra báo cáo nghiêncứu khả thi, có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng (đối với các dự án đầu tư xây dựng), Bộ Tài chínhvà các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự án để báo cáo Thủ tướng Chínhphủ cho phép đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,các Bộ, ngành, địa phương được hỏi ý kiến phải có trách nhiệm trả lời bằng vănbản.
Trườnghợp dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồng nhân dânthảo luận, quyết định và công bố công khai.
Nộidung báo cáo xin phép đầu tư bao gồm:
Sựphù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch pháttriển ngành, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chếđộ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia; phương án công nghệ;
Khảnăng tài chính của dự án;
Cácưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án;
Hiệuquả đầu tư dự án;
Thờigian thực hiện dự án;
Cácảnh hưởng về môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an toàn, tái định cư,an ninh, quốc phòng.
Kèmtheo báo cáo xin phép đầu tư có văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành, địaphương có liên quan.
Trườnghợp các dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyhoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt hoặc chưa có văn bảnquyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì trước khi lập báo cáonghiên cứu khả thi phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua báo cáonghiên cứu tiền khả thi và cho phép đầu tư.
Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lýtài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xãhội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C phùhợp với quy hoạch được duyệt.
Đốivới các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch được duyệt thì trước khi lập báocáo nghiên cứu khả thi phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của người có thẩmquyền phê duyệt quy hoạch.
Riêngđối với các dự án nhóm C, cơ quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốnđầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm.
c)Tùy theo điều kiện cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương, người có thẩm quyềnquyết định đầu tư được phép ủy quyền cho các đối tượng quy định tại điểm dkhoản này quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C. Người ủy quyền phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền của mình. Người được ủy quyền phải chịutrách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và người ủy quyền.
d)Đối tượng được ủy quyền quyết định đầu tư:
Đốivới cấp Bộ:
Tổngcục trưởng, Cục trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty, Giám đốc doanhnghiệp nhà nước, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Bộ; Tư lệnh các Quân khu, Quânđoàn, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng và các chức danh tương đương trực thuộc BộQuốc phòng.
Đốivới cấp tỉnh:
Giámđốc Sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh(sau đây gọi là cấp huyện), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty, Giám đốcdoanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
đ)Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự ántrong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả các khoản bổ sung từngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và dưới01 tỷ đồng (đối với cấp xã) tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương do ủyban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và năng lựcthực hiện của các đối tượng được phân cấp.
Trướckhi quyết định đầu tư, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm lấy ýkiến các tổ chức chuyên môn đủ năng lực (kể cả các tổ chức tư vấn) để thẩm địnhdự án. Việc quản lý thực hiện dự án phải theo đúng quy định của pháp luật.
Đốivới các dự án ở cấp xã sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư và xây dựng cáccông trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sau khi được Hội đồng nhân dâncấp xã thông qua phải được ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về mục tiêu đầutư và quy hoạch. Nếu đầu tư từ nguồn vốn đóng góp của dân, ủy ban nhân dân cấpxã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư và xây dựng theo Quy chế tổ chứchuy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xâydựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn ban hành kèm theo Nghị định số24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ.
e)Người có thẩm quyền quyết định đầu tư không được sử dụng nguồn vốn sự nghiệp đểđầu tư xây dựng mới. Đối với việc cải tạo, mở rộng, nếu sử dụng nguồn vốn sựnghiệp có mức vốn từ 01 tỷ đồng trở lên để đầu tư phải thực hiện các thủ tụcchuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy định của Nghị định này".
(5). Điểm 2 khoản 5 Điều 1 NĐ 12/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
Thẩmquyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển củanhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh:
"2.Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hộiquyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tưtổ chức thẩm định dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
Cácdự án nhóm A, B, C do doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tự thẩm định dự án, tựquyết định đầu tư theo quy định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật; dự ánđầu tư nhóm A, B phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch được duyệt; dự án đầu tưnhóm A, trước khi quyết định đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầutư. Nội dung báo cáo xin phép đầu tư như quy định tại khoản (4) Điều 1 Nghịđịnh này (trừ các văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liênquan).
Bộquản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm tra báo cáo nghiên cứu khảthi dự án nhóm A của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và có trách nhiệm lấy ýkiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng (đối với các dự án đầutư xây dựng), Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự ánđể tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Nội dung thẩm tra báocáo nghiên cứu khả thi của dự án là những nội dung chủ đầu tư phải xin phép đầutư nêu ở khoản (4) Điều 1 của Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các Bộ, ngành, địa phương được hỏi ý kiến phải cótrách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Trườnghợp các dự án đầu tư thuộc nhóm A hoặc nhóm B chưa có trong quy hoạch được duyệtthì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản (4) Điều 1 Nghị định này.
Tùytheo điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp, người có thẩm quyền quyết định đầutư được phép ủy quyền cho Giám đốc đơn vị trực thuộc quyết định đầu tư các dựán nhóm B, C. Người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủyquyền của mình. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định củamình trước pháp luật và người ủy quyền".
(6). Điểm 1 khoản 6 và điểm 1, điểm 3 khoản 7 Điều 1 NĐ 12/CP đượcsửa đổi, bổ sung như sau:
Thẩmquyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp và các nguồn vốn khác:
"1.Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hộiquyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định nhà nước về cácdự án đầu tư tổ chức thẩm định dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
Cácdự án nhóm A, B, C do doanh nghiệp đầu tư (không phân biệt thành phần kinh tế)doanh nghiệp tự thẩm định dự án, tự quyết định đầu tư theo quy định và tự chịutrách nhiệm trước pháp luật; các dự án đầu tư phải bảo đảm phù hợp với quyhoạch được duyệt; dự án đầu tư nhóm A, trước khi quyết định đầu tư phải đượcThủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng,Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đầu tư.
Bộquản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm tra báo cáo nghiên cứu khảthi dự án nhóm A của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và có trách nhiệm lấy ýkiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng (đối với các dự án đầutư xây dựng), Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự ánđể tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Nội dung thẩm tra báocáo nghiên cứu khả thi của dự án là những nội dung chủ đầu tư phải xin phép đầutư nêu ở khoản (4) Điều 1 của Nghị định này (trừ các nội dung về phương án côngnghệ, khả năng tài chính, hiệu quả đầu tư dự án và các văn bản tham gia ý kiếncủa các Bộ, ngành, địa phương có liên quan). Trong thời hạn 15 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, các Bộ, ngành, địa phương được hỏi ý kiến phải cótrách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Trườnghợp các dự án nhóm A hoặc nhóm B chưa có trong quy hoạch được duyệt thì thựchiện theo quy định tại điểm b khoản (4) Điều 1 Nghị định này.
3.Đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, chủ đầu tư có trách nhiệmtách riêng các hạng mục hoặc phần việc của dự án để bố trí riêng từng loạinguồn vốn cho các hạng mục, phần việc đó và quản lý các hạng mục, phần việc nàytheo quy định đối với loại nguồn vốn đã bố trí.
Đốivới dự án sử dụng nhiều nguồn vốn mà không thể tách riêng các hạng mục hoặcphần việc của dự án thì dự án đó được quản lý theo quy định đối với nguồn vốncó tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án.
Đốivới các dự án sử dụng vốn góp của nhiều thành viên, căn cứ vào tỷ lệ vốn góp vàđặc điểm của dự án, các thành viên thoả thuận xác định phương thức quản lý vàtổ chức điều hành dự án".
(7). Điều 14 NĐ 52/CP được bổ sung thêm khoản 3 như sau:
"3.Trong giao nhận thầu, nghiệm thu và thanh quyết toán vốn đầu tư, nghiêm cấm chủđầu tư có hành vi yêu sách, nhận hối lộ của các nhà thầu.
Tronghồ sơ mời thầu, nghiêm cấm chủ đầu tư quy định các nội dung để tạo ra sự cạnhtranh không bình đẳng giữa các nhà thầu; nghiêm cấm việc dàn xếp thầu và áp đặtcác điều kiện trái quy định nhằm vụ lợi.
Chủđầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án và Ban quản lý dự án có trách nhiệm sửdụng có hiệu quả vốn đầu tư; thực hiện đầy đủ các nội dung quy định về quản lýtài chính; phải bồi thường thiệt hại vật chất nếu gây lãng phí vốn đầu tư củaNhà nước hay của doanh nghiệp và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật.
Banquản lý dự án là tổ chức thực hiện vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư, cónhiệm vụ trực tiếp quản lý thực hiện dự án, chịu trách nhiệm trước pháp luật vàchủ đầu tư".
(8). Điều 15 NĐ 52/CP sửa khoản 3 và thêm khoản 4 như sau:
"3.Trách nhiệm của các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng:
a.Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng khi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo đầyđủ các điều kiện, năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng.
b.Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết tronghợp đồng, đặc biệt là các nội dung kinh tế - kỹ thuật được xác định trong sảnphẩm tư vấn của mình và phải bồi thường thiệt hại gây ra.
c.Các tổ chức tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Phí bảo hiểm đượctính vào giá sản phẩm tư vấn. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấnlà một điều kiện pháp lý trong hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng.
d.Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có yêu cầu phải thuê tư vấn nướcngoài thì các tổ chức, chuyên gia tư vấn nước ngoài được thuê phải liên danhvới tư vấn Việt Nam để thực hiện (trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chophép). Tư vấn trong nước được phép liên danh, liên kết hoặc thuê tổ chức,chuyên gia tư vấn nước ngoài trong hoạt động tư vấn đầu tư và xây dựng.
đ.Trong các sản phẩm tư vấn, nghiêm cấm các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng chỉđịnh sử dụng các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật của một nơi sản xuất, cungứng nào đó mà chỉ được phép yêu cầu chung về tính năng kỹ thuật của vật liệuhoặc vật tư kỹ thuật.
e.Nghiêm cấm các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng mua, bán tư cách pháp lý đểtham gia dự thầu hoặc mua, bán thầu hoặc tiết lộ thông tin về đấu thầu cho cácnhà thầu tham dự đấu thầu.
4.Bộ Tài chính quy định chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư vàxây dựng".
(9).Khoản 2 Điều 16 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2.Trách nhiệm của các doanh nghiệp xây dựng:
a.Các doanh nghiệp xây dựng khi hoạt động thi công xây lắp công trình phải đảmbảo đầy đủ các điều kiện, năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng.
b.Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết tronghợp đồng giao nhận thầu xây lắp và phải bồi thường thiệt hại gây ra.
c.Các doanh nghiệp xây dựng phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởngphục vụ thi công, bảo hiểm tai nạn đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệmdân sự đối với người thứ 3. Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất. Việcmua bảo hiểm là một điều kiện pháp lý trong hoạt động xây dựng của các doanhnghiệp xây dựng.
d.Nghiêm cấm các doanh nghiệp xây dựng mua, bán tư cách pháp lý để tham gia dựthầu hoặc dàn xếp, mua, bán thầu hoặc thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tưtrong đấu thầu".
(10). Điều 20 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều20. Giám sát, đánh giá đầu tư:
1.Giám sát, đánh giá các hoạt động đầu tư của nền kinh tế quốc dân, ngành, lĩnhvực, địa phương gọi là giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư. Giám sát đánh giácác dự án đầu tư do người có thẩm quyền cho phép đầu tư hoặc quyết định đầu tưgọi là giám sát, đánh giá dự án đầu tư.
2.Yêu cầu và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
a)Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; theo dõi, đánh giá về quy mô, tốc độ, cơcấu, hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương từng thời kỳ; theo dõi,đánh giá việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã đượcphê duyệt.
b.Giám sát, đánh giá sự phù hợp của việc ra quyết định đầu tư dự án của các Bộ,ngành và cấp có thẩm quyền so với quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
c.Giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án của chủ đầu tư theo các nội dung đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về đầutư và xây dựng.
d.Qua giám sát, đánh giá đầu tư, kiến nghị cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tưhoặc các cơ quan liên quan xem xét, xử lý các vấn đề phát sinh.
3.Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
a.Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và cácdự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhđầu tư hoặc cho phép đầu tư.
BộKế hoạch và Đầu tư hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toànquốc; tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và các dự án quantrọng quốc gia, các dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặccho phép đầu tư; tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc,định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b.Các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện giám sát, đánhgiá tổng thể các dự án thuộc thẩm quyền quản lý; định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướngChính phủ.
c.Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư theoquy định; định kỳ ba tháng một lần tổng hợp báo cáo với cấp quyết định đầu tưdự án (vốn, tiến độ, đấu thầu, chất lượng) và kiến nghị các giải pháp khắcphục.
d.Các cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh đầu tư đối với các dự án khôngthực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định.
đ.Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Tài chính phối hợp với BộKế hoạch và Đầu tư hướng dẫn.
BộKế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể các nội dung quy định về giám sát, đánh giáđầu tư".
(11). Bãi bỏ khoản 9 Điều 1 NĐ 12/CP; Điều 22 NĐ 52/CP được sửađổi, bổ sung như sau:
"Điều22. Lập dự án đầu tư
1.Chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ năng lực đáp ứngcác yêu cầu của dự án để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiêncứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư và chịu trách nhiệm về các nội dung yêu cầutrong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi hoặc báo cáo đầu tư.
Đốivới một số chủ đầu tư có đủ năng lực, nếu tự thực hiện lập báo cáo nghiên cứutiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư phải có quyết địnhcủa người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao nhiệm vụ lập dự án.
2.Các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch được duyệt hoặc đã có văn bản quyết địnhchủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì không phải lập báo cáo nghiên cứutiền khả thi mà lập ngay báo cáo nghiên cứu khả thi.
Trườnghợp các dự án nhóm A chưa có trong quy hoạch được duyệt hoặc chưa có văn bảnquyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tưphải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét vàthông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Đốivới dự án nhóm B chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nếu xétthấy cần thiết phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì người có thẩm quyềnquyết định đầu tư xem xét, quyết định.
3.Các dự án sau đây không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ lập báo cáođầu tư, thiết kế và dự toán :
a.Các dự án có mức vốn đầu tư nhỏ (dưới 3 tỷ đồng), các dự án sửa chữa, bảo trìsử dụng vốn sự nghiệp.
b.Các dự án hạ tầng xã hội quy mô nhỏ (dự án nhóm C) sử dụng vốn ngân sách (khôngnhằm mục đích kinh doanh) phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
4.Các dự án đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị lẻ không phảilập báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ lập báo cáo đầu tư và dự toán chiphí".
(12). Khoản 6 Điều 26 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung nhưsau:
"6.Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:
Ngườicó thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thitheo nội dung quy định tại Điều 27 NĐ 52/CP.
Đốivới các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay vốn thẩm địnhphương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc không chovay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Ngườicó thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ nănglực tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và có thể mời cơ quan chuyênmôn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án. Riêng đối với cácdự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp tỉnh quản lý, ủy ban nhân dâncấp tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án cótrách nhiệm lấy ý kiến của Sở Tài chính, Sở Xây dựng (đối với các dự án đầu tưxây dựng) và các cơ quan có liên quan đến nội dung thẩm định dự án".
(13). Điều 28 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Hộiđồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư được thành lập theo quyết định củaThủ tướng Chính phủ để thẩm định hoặc thẩm định lại các dự án sau:
1.Các dự án đầu tư lớn, quan trọng trước khi Chính phủ trình Quốc hội thông quavà quyết định chủ trương đầu tư.
2.Các dự án đầu tư đã qua quá trình thẩm định nhưng Thủ tướng Chính phủ xét thấycần thiết phải thẩm định lại.
3.Các dự án đầu tư và dự án quy hoạch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dựán đầu tư".
(14). Bãi bỏ khoản 12 Điều 1 NĐ 12/CP; Điểm 3.1 khoản 3 Điều 38 NĐ52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
Thẩmquyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:
''3.1.Đối với các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tíndụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
a)Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án quan trọng quốc gia do Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư, các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước doBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy bannhân dân cấp tỉnh có dự án đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tưphê duyệt sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng.
Riêngcác công trình xây dựng chuyên ngành thuộc dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sáchnhà nước thực hiện theo quy định: công trình xây dựng thủy lợi, nông nghiệp,lâm nghiệp giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; công trình xây dựnggiao thông giao Bộ Giao thông vận tải; công trình xây dựng hầm mỏ, nhà máy phátđiện, đường dây tải điện và trạm biến áp, giao Bộ Công nghiệp; công trình xâydựng bưu chính viễn thông mà phần công nghệ chuyên ngành là chủ yếu giao Bộ Bưuchính, Viễn thông; công trình an ninh, quốc phòng và bảo vệ bí mật quốc giagiao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kếkỹ thuật và tổng dự toán.
Đốivới các dự án nhóm A sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước và các dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cónhững yêu cầu chuyên môn đặc thù thì các Bộ, ngành, địa phương tự tổ chức thẩmđịnh thiết kế và tổng dự toán để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơquan chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định của mình.
b)Dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C thuộc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quảnlý, người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phê duyệt thiết kế kỹ thuật vàtổng dự toán sau khi đã được thẩm định của cơ quan chuyên môn có chức năng quảnlý xây dựng của cấp quyết định đầu tư;
Dựán đầu tư xây dựng nhóm B, C do địa phương quản lý, Chủ tịch ủy ban nhân dâncấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được Sở Xâydựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định (tùy theo tính chất của dự án).
Dựán đầu tư xây dựng nhóm A, B, C do các doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tự tổchức thẩm định, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹthuật và tổng dự toán.
c)Người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán quy định tại tiếta, b của điểm này được phép ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị cấp dưới trực tiếpphê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán nhưng phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về sự ủy quyền đó. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm về quyết địnhcủa mình trước pháp luật và người ủy quyền.
d)Đối với các dự án đầu tư xây dựng thực hiện thiết kế kỹ thuật và thiết kế bảnvẽ thi công (thiết kế chi tiết), căn cứ mức độ phức tạp về kỹ thuật của hạngmục công trình và trình độ năng lực, bộ máy chuyên môn của chủ đầu tư, người cóthẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán được ủy quyền cho chủ đầutư phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán các hạng mục công trình phù hợp vớithiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt.
Trườnghợp khi lập thiết kế chi tiết và dự toán các hạng mục công trình có thay đổi sovới thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phảitrình cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận.
Trongquá trình thi công, chủ đầu tư chỉ được phép thay đổi thiết kế, dự toán sau khiđã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra và cho phép. Trườnghợp thực sự cần thiết phải xử lý ngay việc thay đổi thiết kế thì chủ đầu tư đượcphép quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyềnquyết định đầu tư".
(15). Khoản 5 Điều 45 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5.Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước trước khi khởi công phải có thiết kế và dự toán được cấp cóthẩm quyền phê duyệt, nghiêm cấm tình trạng vừa thiết kế vừa thi công.
Đốivới các dự án nhóm A nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệtnhưng cần thiết phải khởi công thì phải có thiết kế và dự toán hạng mục khởicông được người có thẩm quyền phê duyệt và hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.Chậm nhất sau khi thực hiện được 30% tổng mức đầu tư phải có thiết kế kỹ thuậtvà tổng dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt.
BộXây dựng có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại khoảnnày và xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp cố tìnhkhông thực hiện".
(16). Khoản 3 Điều 47 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"3.Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà nước về cáccông trình xây dựng. Hội đồng nghiệm thu nhà nước có trách nhiệm kiểm tra xemxét công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và trực tiếp nghiệm thu các công trìnhthuộc dự án nhóm A, các dự án quan trọng quốc gia khi thấy cần thiết và nhữngcông trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
-Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước là Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
-Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu nhànước do Thủ tướng Chính phủ quy định".
(17). Điều 49 NĐ 52/CP được sửa đổi các khoản 1, 6, 8, 9, 12và bổ sung thêm khoản 13 như sau:
"1.Đối với dự án hoặc gói thầu xây lắp thực hiện hình thức chỉ định thầu thì việcthanh toán vốn đầu tư căn cứ theo giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thutheo giai đoạn hoặc giá trị khối lượng được nghiệm thu hàng tháng theo hợp đồngđã ký kết.
6.Chủ đầu tư, cơ quan cấp vốn hoặc cho vay vốn có trách nhiệm xem xét và tạo điềukiện đáp ứng các nhu cầu cần thiết về tạm ứng vốn cho một số cấu kiện, bánthành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảotiến độ đầu tư và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phải dự trữ theo mùa vàmột số nội dung công việc phát sinh khác trong quá trình thực hiện đầu tư.
8.Trong năm kết thúc xây dựng hoặc đưa hạng mục công trình hay công trình vàokhai thác sử dụng, khối lượng xây lắp hạng mục công trình hoặc công trình củanăm đó chỉ được thanh toán hết khi nhà thầu có đủ quyết toán công trình với chủđầu tư; đối với nhà thầu nước ngoài việc tạm giữ và thanh toán theo thông lệquốc tế.
Hàngnăm, cơ quan cấp vốn, cho vay vốn tạm giữ 5% tổng mức vốn kế hoạch đầu tư củadự án và sẽ thông báo đủ sau khi chủ đầu tư thực hiện đúng thời hạn quyết toánvốn đầu tư quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định này trong năm kế hoạch.
9.Việc thanh toán vốn đầu tư các gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu được thanhtoán theo tiến độ thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng giao nhận thầu và giátrị hợp đồng đã được ký kết (đối với hợp đồng trọn gói) hoặc thanh toán theođơn giá trúng thầu và các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng.
Saukhi kết thúc xây dựng, việc thanh quyết toán các gói thầu không được vượt tổngdự toán và tổng mức đầu tư đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phêduyệt.
Thờihạn thanh toán: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp đủ thủtục thanh toán, chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thựchiện cho nhà thầu. Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, trong thờihạn 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vayvốn (tùy theo nguồn vốn đầu tư của dự án) có trách nhiệm thanh toán theo phươngthức thanh toán quy định tại khoản này và các nội dung không sửa đổi quy địnhtại Điều 49 của NĐ 52/CP.
12.Đối với nguồn vốn sự nghiệp đầu tư cho xây dựng và một số công trình đặc thù,việc tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư do Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
13.Đối với gói thầu hoặc dự án thực hiện theo Hợp đồng thiết kế - cung ứng thiếtbị vật tư - xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là Hợp đồng EPC), việc tạm ứng đểmua sắm thiết bị được căn cứ vào tiến độ thanh toán của hợp đồng cung ứng. Cáccông việc khác, mức tạm ứng bằng 15% giá trị của gói thầu nhưng không vượt kếhoạch vốn hàng năm của gói thầu".
(18). Khoản 2 Điều 56 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2.Thời hạn quyết toán vốn đầu tư:
a)Đối với các dự án quan trọng quốc gia, sau khi dự án đưa vào vận hành, chậmnhất là 12 tháng chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư trìnhngười có thẩm quyền phê duyệt.
b)Đối với các dự án nhóm A, sau khi dự án đưa vào vận hành, chậm nhất là 9 thángchủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư trình người có thẩmquyền phê duyệt.
c)Đối với các dự án nhóm B, C sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sửdụng, chậm nhất là 6 tháng chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốnđầu tư trình người có thẩm quyền phê duyệt.
d)Đối với các dự án có những hạng mục công trình có thể đưa vào khai thác, sửdụng độc lập thì sau khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư, chậm nhất là 3tháng chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán hạng mục công trình đểtrình người có thẩm quyền phê duyệt".
(19). Điều 57 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Cácdự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước phải được thẩm tra và phê duyệtquyết toán vốn đầu tư theo quy định:
1.Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư
Trướckhi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, tất cả các báo cáo quyết toán phải đượcthẩm tra. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định tổ chức thẩm traquyết toán theo quy định:
a)Thuê tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam kiểm toán báo cáo quyếttoán. Trường hợp người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán tự tổ chức thẩm traphải có cơ quan chuyên môn đủ năng lực thực hiện.
b)Trách nhiệm thẩm tra quyết toán:
-Cơ quan cấp vốn, cho vay và thanh toán có trách nhiệm xác nhận số vốn đã cấp,cho vay và thanh toán cho dự án.
-Tổ chức kiểm toán và cơ quan chuyên môn thực hiện thẩm tra báo cáo quyết toánphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra báo cáo quyết toán.
2.Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:
a)Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
b)Đối với các dự án còn lại thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thờilà người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
3.Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư được tính trong tổng dựtoán được duyệt.
BộTài chính hướng dẫn về nội dung thẩm tra báo cáo quyết toán, quản lý sử dụngphí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư".
(20). Điều 60 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1.Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án được thực hiện đối vớichủ đầu tư có đủ điều kiện về nghiệp vụ, chuyên môn phù hợp với dự án đầu tư.
2.Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi thực hiệnhình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, chủ đầu tư phải lập BanQuản lý dự án có đủ điều kiện năng lực về nghiệp vụ, chuyên môn theo quy địnhcủa Bộ Xây dựng".
(21).Điều 62 NĐ 52/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1.Hình thức chìa khoá trao tay quy định trong Nghị định này là hình thức quản lýthực hiện dự án sau khi dự án đã có quyết định đầu tư. Trên cơ sở báo cáo nghiêncứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu vàgiao cho nhà thầu thực hiện tổng thầu từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư,thiết bị, xây lắp cho đến khi hoàn thành bàn giao công trình cho chủ đầu tưthông qua Hợp đồng EPC.
Hợpđồng EPC có thể được áp dụng đối với dự án hoặc tiểu dự án (dự án thành phần)hay gói thầu.
Nộidung Hợp đồng EPC theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
2.Khi thực hiện Hợp đồng EPC các dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư phảithành lập Ban Quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Xâydựng.
3.Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê tư vấn giám sát quá trình thực hiện hợp đồng EPCvà tổ chức nghiệm thu hợp đồng theo quy định.
4.Đối với các chủ đầu tư không có điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án,khuyến khích áp dụng hình thức chìa khoá trao tay thông qua hợp đồng EPC; khiáp dụng phải lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực tổ chức thực hiện dự án trên cơsở đảm bảo chất lượng, tiến độ, giá cả hợp lý và các yêu cầu do chủ đầu tư đềra trong hợp đồng EPC".
(22).Điểm 1 khoản 16 Điều 1 NĐ 12/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1.Hình thức tự thực hiện dự án chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
a)Chủ đầu tư là doanh nghiệp có đăng ký hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp vớiyêu cầu của dự án, không phân biệt nguồn vốn đầu tư.
b)Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu củadự án trồng rừng, trồng cây lâu năm (bao gồm trồng mới và chăm sóc cây trồnghàng năm); dự án nuôi, trồng, thủy sản (thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,thủy sản, công nghiệp); dự án giống cây trồng vật nuôi, khai hoang xây dựngđồng ruộng; dự án đầu tư hầm lò, khai thác than, quặng, duy tu bảo dưỡng, sửachữa thường xuyên các công trình xây dựng, thiết bị sản xuất; các công trìnhxây dựng trại giam".
Điều 2.Xử lý các dự án đầu tư dở dang:
"Cácdự án đầu tư được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưngchưa triển khai thực hiện dự án hoặc đang triển khai thực hiện dở dang thì cácnội dung công việc tiếp theo của giai đoạn thực hiện đầu tư được thực hiện theoquy định của Nghị định này, không phải trình duyệt lại dự án".
Điều 3.Các nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng tại một số điều quy định trong NĐ52/CP và NĐ 12/CP trái với nội dung các điều sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghịđịnh này đều bãi bỏ.
Điều 4.Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì (theo chức năng đượcphân công) phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn vàkiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Địnhkỳ 6 tháng, hàng năm các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty nhà nước có tráchnhiệm tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư và xây dựng của cơ quan đơn vị mìnhvà các vấn đề vướng mắc gửi Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đểtổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hộiđồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức có liên quan chịu tráchnhiệm thi hành Nghị định này./.