NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các bộ và cơ quanngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng BộThủy sản và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Bộ Thủy sản là cơ quan củaChính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản, bao gồm: nuôitrồng, khai thác, chế biến, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong nộiđịa và trên biển trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công vàthực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhànước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Thủy sản thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thủy sản.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàngnăm về thủy sản và các chương trình, dự án quan trọng của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉthị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm travà chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quyhoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thôngtin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy sản.
5. Về nuôi trồng thủy sản:
a) Quản lý phát triển nuôitrồng thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch. Quy định việc xuất khẩu và nhập khẩugiống thủy sản, di giống, thuần hóa giống, bảo tồn, chọn tạo giống, công nhậngiống mới, sản xuất kinh doanh giống; thống nhất quản lý chất lượng giống; xâydựng và quản lý hệ thống giống; đăng ký giống quốc gia;
b) Thống nhất quản lý về thứcăn nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản; các loại vật tư, hóa chất, chế phẩmsinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản; phối hợp với các bộ, ngành, các địa phươngkiểm soát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp đến môi trườngnuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
6. Về khai thác thủy sản:
a) Thống nhất quản lý các hoạtđộng khai thác thủy sản của người và phương tiện trong nước, nước ngoài trongnội địa và trên vùng biển Việt Nam; chỉ đạo việc thực hiện khai thác thủy sảntheo quy hoạch, kế hoạch và các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triểnnguồn lợi thủy sản;
Quản lý và phân cấp quản lý ngưtrường, bãi cá; cấp, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản theo quy định củapháp luật;
b) Quy định các nghề, phươngtiện, đối tượng và mùa vụ khai thác thủy sản;
c) Thống nhất quản lý đăng kiểmphương tiện nghề cá. Đăng ký, kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị đòi hỏinghiêm ngặt về an toàn trong ngành thủy sản như: nồi hơi, bình chịu áp lực,thiết bị lạnh; quy định các chức danh và tiêu chuẩn các chức danh thuyền viêntàu cá; đăng ký và cấp sổ thuyền viên tàu cá; cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởngtàu cá theo quy định của pháp luật.
7. Về chế biến thủy sản:
a) Tổ chức chỉ đạo thực hiệnquy hoạch, kế hoạch công nghiệp chế biến thủy sản. Quy định điều kiện sản xuất,tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh môi trường trong chế biến, bảo quản và vậnchuyển thủy sản. Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu; phốihợp với các bộ có liên quan trong việc ban hành các quy định quản lý chất lượng,an toàn thực phẩm thủy sản nhập khẩu và thực phẩm thủy sản sản xuất để tiêudùng trong nước;
b) Xây dựng, ban hành các tiêuchuẩn chất lượng sản phẩm thủy sản và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theoquy định của pháp luật.
8. Về bảo vệ và phát triểnnguồn lợi thủy sản:
a) Quy định danh mục các loàithủy sản cần được bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường cáchệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản; phối hợp vớiBộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan quy định các biệnpháp bảo vệ môi trường, tài nguyên nước liên quan đến môi trường sống thủy sản;
b) Quy định vùng cấm khai thác,vùng hạn chế khai thác, các loài thủy sản cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu;
c) Tổ chức điều tra, nghiêncứu, đánh giá, quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, quảnlý các khu bảo tồn nội địa, khu bảo tồn biển.
9. Về dịch vụ hậu cần thủy sản:
a) Quản lý, phát triển cơ khíthủy sản và hệ thống cảng cá, bến cá theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phêduyệt;
b) Thống nhất quản lý các dịchvụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến trên biển.
10. Về thương mại thủy sản:
a) Phối hợp với các bộ có liênquan xây dựng các chính sách thương mại thủy sản để trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ quyết định;
b) Nghiên cứu phát triển thị trường,phát triển công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanhnghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản tìm kiếm mở rộng thị trường.
11. Tổ chức, chỉ đạo thực hiệncông tác khuyến ngư, hướng dẫn, phổ biến thông tin và chuyển giao kỹ thuật,công nghệ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo vệ nguồn lợi và môi trường các hệsinh thái thủy sản.
12. Phối hợp với các bộ, ngành,Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo công tácphòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, an toàn đi biển và bảo hộ lao độngtrong ngành thủy sản; giữ gìn trật tự an ninh, quốc phòng trên biển.
13. Tổ chức, chỉ đạo, thẩmđịnh, giám định, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện có hiệu quả các dự ántrong nước và dự án có vốn đầu tư nước ngoài về thủy sản thuộc phạm vi quản lýcủa Bộ.
14. Thực hiện hợp tác quốc tếtrong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức và chỉ đạo thựchiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trongngành thủy sản.
16. Quyết định các chủ trương,biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chứcdịch vụ công trong ngành thủy sản theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉđạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
17. Thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanhnghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
18. Quản lý nhà nước đối vớihoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân, các hội và tổchức phi Chính phủ trong ngành thủy sản theo quy định của pháp luật.
19. Thanh tra, kiểm tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luậtvề thủy sản theo thẩm quyền.
20. Quyết định và chỉ đạo thựchiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chươngtrình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
21. Quản lý tổ chức bộ máy,biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãingộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộcphạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức nhà nước trong ngành thủy sản.
22. Quản lý tài chính, tài sảnđược giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của phápluật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởngthực hiện chức năng quản lý nhà nước:
1. Vụ Nuôi trồng Thủy sản;
2. Vụ Kinh tế tập thể và Kinhtế tư nhân;
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính;
4. Vụ Khoa học, Công nghệ;
5. Vụ Hợp tác quốc tế;
6. Vụ Pháp chế;
7. Vụ Tổ chức cán bộ;
8. Cục Khai thác và Bảo vệnguồn lợi thủy sản;
9. Cục Quản lý chất lượng, antoàn vệ sinh và thú y thủy sản;
10. Thanh tra;
11. Văn phòng.
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộcBộ:
1. Viện Nghiên cứu Hải sản;
2. Viện Kinh tế và Quy hoạchthủy sản;
3. Viện Nghiên cứu nuôi trồngThủy sản I;
4. Viện Nghiên cứu nuôi trồngThủy sản II;
5. Trung tâm Nghiên cứu Thủysản III;
6. Trung tâm Khuyến ngư Quốcgia;
7. Trung tâm Tin học;
8. Báo Thủy sản;
9. Tạp chí Thủy sản.
Bộ trưởng Bộ Thủy sản chủ trì,phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp các trường hiện cótrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thihành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Thay thế Nghị định số 50/CP ngày 21tháng 6 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BộThủy sản và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Thủy sản, các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủtịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệmthi hành Nghị định này./.