NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội số 02/2002/QH11ngày 05 tháng 8 năm 2002 quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ củaChính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt làNgân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có chức năng quản lý nhànước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và là Ngân hàng Trung ương của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiệnđại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nướctrong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyềnhạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quanngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dựán luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về tiền tệ vàhoạt động ngân hàng.
2. Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch pháttriển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tưthuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu tráchnhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý củangành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt độngngân hàng.
5. Về tiền tệ và hoạt động ngân hàng:
a) Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia đểChính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sáchnày; trình Chính phủ đề án phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tíndụng;
b) Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt độngcủa các tổ chức tín dụng, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định;cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết địnhgiải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theoquy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểmsoát tín dụng; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống thamnhũng, tiêu cực; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng theo thẩm quyền;
d) Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của cácdoanh nghiệp theo quy định của Chính phủ
đ) Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cáncân thanh toán quốc tế;
e) Quản lý ngoại hối, hoạt động ngoại hối vàquản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng;
f) Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệvà hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật;
g) Đại diện cho Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp đượcChủ tịch nước, Chính phủ ủy quyền;
h) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngânhàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
6. Thực hiện chức năng Ngân hàng Trung ương:
a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền;thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền;
b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụngngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế;
c) Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiệnnghiệp vụ thị trường mở;
d) Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữngoại hối nhà nước;
đ) Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng,làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán;
e) Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàngcho Kho bạc Nhà nước;
f) Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụthông tin ngân hàng.
7. Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dựán đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngânhàng theo quy định của pháp luật.
9. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thểvà chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công tronglĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt độngđối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộcquyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nướctrong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động củahội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của phápluật.
12. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trìnhcải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chươngtrình cải cách hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
13. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế; chỉđạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng,kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ngânhàng Nhà nước.
14. Quản lý tài chính, tài sản được giao theoquy định của pháp luật.
15. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Ngânhàng Nhà nước gồm có:
a) Các tổ chức giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcthực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương:
1. Vụ Chính sách tiền tệ;
2. Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng;
3. Vụ Hợp tác quốc tế;
4. Vụ Quản lý ngoại hối;
5. Vụ Các ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngânhàng (gọi tắt là
Vụ Các ngân hàng);
6. Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác;
7. Vụ Tổng kiểm soát;
8. Vụ Tín dụng;
9. Vụ Kế toán - Tài chính;
10. Vụ Tổ chức cán bộ;
11. Vụ Pháp chế;
12. Thanh tra Ngân hàng;
13. Văn phòng;
14. Sở Giao dịch;
15. Cục Phát hành và Kho quỹ;
16. Cục Công nghệ tin học Ngân hàng;
17. Cục Quản trị.
Các tổ chức nêu tại khoản này có phòng và doThống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nộivụ.
b) Các Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.
c) Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
d) Các tổ chức sự nghiệp:
1. Thời báo Ngân hàng;
2. Tạp chí Ngân hàng;
3. Học viện Ngân hàng;
4. Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ ChíMinh;
5. Trung tâm Thông tin tín dụng.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 02 tháng11 năm 1998 của Chính phủ về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhNghị định này./.