NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấuthầu
ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01tháng 9 năm 1999
và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000của Chính phủ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửađổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05tháng 5 năm 2000 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định 88/CP và Nghịđịnh 14/CP) như sau:
1. Điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung nhưsau:
"c)Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoàiđược thực hiện trên cơ sở nội dung văn bản thoả thuận được hai bên ký kết (bêntài trợ và bên Việt Nam). Trường hợp có những nội dung liên quan tới quy địnhvề đấu thầu trong dự thảo văn bản thoả thuận khác với Quy chế Đấu thầu này thìcơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết thoả thuận phải trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết. Trường hợp văn bản thoả thuậnđã ký có những nội dung liên quan tới quy định về đấu thầu khác với Quy chế Đấuthầu của Việt Nam thì áp dụng theo văn bản thoả thuận đã ký. Riêng thủ tục vềtrình duyệt, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhàthầu thực hiện theo Quy chế Đấu thầu của Việt Nam".
2. Điều 3 Nghị định 88/CP được sửa đổi khoản 10, khoản 30 và bổsung khoản 35 như sau:
"10.Nhà thầu là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luậtdân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thựchiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhàthầu trong nước được xét theo pháp luật Việt Nam, đối với nhà thầu nước ngoài đượcxét theo pháp luật của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch. Nhà thầu phải đảm bảosự độc lập về tài chính của mình.
Nhàthầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu muasắm hàng hóa; là nhà tư vấn (có thể chỉ là một cá nhân) trong đấu thầu tuyểnchọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
Nhàthầu có thể tham gia dự thầu độc lập (gọi là nhà thầu độc lập) hoặc liên danhvới các nhà thầu khác (gọi là nhà thầu liên danh). Trường hợp liên danh phải cóvăn bản thoả thuận giữa các thành viên tham gia liên danh về trách nhiệm chungvà riêng đối với công việc thuộc gói thầu và phải có người đứng đầu của liêndanh.
30.Giá ký hợp đồng là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thoả thuận saukhi thương thảo hoàn thiện hợp đồng phải phù hợp với giá trúng thầu, hồ sơ mờithầu và hồ sơ dự thầu. Giá ký hợp đồng cùng với các điều khoản cụ thể về thanhtoán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán vốn cho gói thầu.
35.Chủ dự án là tổ chức được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và thực hiện dự ánquy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 88/CP. Đối với dự án đầu tư chủ dự án làchủ đầu tư".
3. Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
"1.Đấu thầu rộng rãi
Đấuthầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trêncác phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấuthầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước và của Bộ, ngành địa phương tốithiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hìnhthức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu.
Cáchình thức lựa chọn nhà thầu khác chỉ được áp dụng khi có đầy đủ căn cứ và đượcngười có thẩm quyền chấp thuận trong kế hoạch đấu thầu.
2.Đấu thầu hạn chế
Đấuthầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà Bên mời thầu mời một số nhà thầu (tốithiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. Trong trường hợp thực tế chỉcó ít hơn 5, Bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người có thẩm quyền xemxét, quyết định. Chủ dự án quyết định danh sách nhà thầu tham dự trên cơ sởđánh giá của Bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực các nhà thầu, song phảiđảm bảo khách quan, công bằng và đúng đối tượng. Hình thức này chỉ đượcxem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
a)Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu;
b)Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế;
c)Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế".
4. Điểm b, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định 14/CP được sửađổi, bổ sung như sau:
"b)Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia do người có thẩmquyền quyết định.
c)Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp; dưới 500triệu đồng đối với tư vấn.
Đốivới các gói thầu được chỉ định thầu quy định tại điểm này thuộc dự án quantrọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và Thủ tướng Chính phủquyết định đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho chủ dự án chịu trách nhiệmquyết định nhưng phải đảm bảo theo đúng Quy chế Đấu thầu.
Khichỉ định thầu các gói thầu quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 14/CP, ngườiquyết định chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết địnhcủa mình.
Trườnghợp thấy không cần thiết chỉ định thầu thì tổ chức đấu thầu theo quy định.Nghiêm cấm việc tuỳ tiện chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để chỉ định thầu.
BộTài chính quy định cụ thể về chỉ định thầu mua sắm thường xuyên đối với đồdùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan nhà nước; đồdùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc thông thường của lực lượngvũ trang.
d)Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, do tínhphức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án. Việc chỉđịnh thầu sẽ do người có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở báo cáo thẩmđịnh của cơ quan thẩm định có liên quan, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tàitrợ vốn và các cơ quan có liên quan khác".
5. Điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung nhưsau:
"b)Hợp đồng chìa khoá trao tay là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế,cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông quamột nhà thầu (viết tắt theo tiếng Anh là EPC).
Việclựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu EPC thông qua hợp đồng EPC phải tuân thủtheo quy định tại Điều 4 Nghị định 88/CP và trên cơ sở kế hoạch đấu thầu đượcduyệt. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm cả ba phần thiết kế (E), cung cấp thiết bịvật tư (P) và xây lắp (C). Tiêu chuẩn đánh giá đối với gói thầu EPC cũng phảibao gồm đầy đủ cả 3 công việc này, trong đó phải quy định mức điểm yêu cầu tốithiểu về mặt kỹ thuật đối với từng công việc. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt yêucầu cao về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá được duyệt (không thấp hơn 90%tổng số điểm về mặt kỹ thuật) và có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xem xéttrúng thầu.
BộKế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quy trình tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầuthực hiện gói thầu EPC.
Nộidung hợp đồng EPC theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng như quy định tại khoản 21 Điều1 Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ.
Chủdự án có trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện và nghiệm thu bàn giao khinhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã ký".
6. Điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung nhưsau:
"a)Khi có những khối lượng, số lượng phát sinh do thay đổi thiết kế: Nếu nhữngphát sinh thuộc phạm vi của hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt thì giá trị phầnkhối lượng, số lượng phát sinh được tính theo đơn giá của hợp đồng gốc. Nếu khôngthuộc phạm vi công việc của hồ sơ mời thầu thì tính theo đơn giá do nhà nướcquy định tại thời điểm phê duyệt".
7. Khoản 2 Điều 9 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2.Nhà thầu tham dự đấu thầu hoặc các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy địnhtại Điều 4 Nghị định 88/CP phải có đủ các điều kiện sau đây:
a)Độc lập về tài chính, có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải cónăng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp muasắm thiết bị phức tạp, nhà thầu phải có giấy phép bán hàng của nhà sản xuất;
b)Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù dưới hình thức thamgia độc lập hay liên danh;
c)Có tên trong hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu".
8. Khoản 2 và khoản 8 Điều 10 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
"2.Nhà thầu nước ngoài khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam về xây lắp, cungcấp hàng hoá phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc phải cam kết sử dụngthầu phụ Việt Nam, trong đó nêu rõ sự phân chia giữa các bên về phạm vi côngviệc, khối lượng và giá trị tương ứng. Đối với gói thầu tư vấn thuộc các dự ánsử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụngđầu tư phát triển của nhà nước khi có yêu cầu phải sử dụng tư vấn nước ngoàithì các tổ chức, chuyên gia nước ngoài tham gia quá trình lựa chọn phải liêndanh với nhà tư vấn trong nước để thực hiện (trừ trường hợp được Thủ tướngChính phủ cho phép không phải liên danh).
8.Ưu đãi nhà thầu trong nước và hàng hoá sản xuất trong nước trong các cuộc đấuthầu quốc tế tổ chức tại Việt Nam thuộc các dự án nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghịđịnh 88/CP như sau:
a)Đối tượng ưu đãi
Cácnhà thầu trong nước có đủ điều kiện tham gia đấu thầu, bao gồm:
Doanhnghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước hoặc hợptác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
Doanhnghiệp liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có phầngóp vốn pháp định của bên Việt Nam trên 50%;
Góithầu xây lắp hoặc tư vấn trong đó công việc do nhà thầu trong nước đảm nhận cógiá trị trên 50%.
Góithầu cung cấp hàng hoá có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước chiếm trên 30% giáxuất xưởng.
b)Nội dung ưu đãi
Khiđánh giá các hồ sơ dự thầu mà trong đó có nhà thầu trong nước hoặc hàng hoá sảnxuất trong nước, việc xét ưu đãi được thực hiện như sau:
Đốivới gói thầu tuyển chọn tư vấn, khi đánh giá hồ sơ dự thầu, nhà thầu trong nướcthuộc diện ưu đãi đã đạt điểm tối thiểu trở lên về mặt kỹ thuật, thì điểm đánhgiá tổng hợp được cộng thêm 7,5%;
Đốivới gói thầu xây lắp, khi xác định giá đánh giá, việc ưu đãi được thực hiệnbằng cách cộng thêm 7,5% giá dự thầu (sau khi sửa lỗi số học và hiệu chỉnh sailệch) vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc diện ưu đãi để làm cơ sở sosánh và xếp hạng các hồ sơ dự thầu;
Đốivới gói thầu mua sắm hàng hoá, khi xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầucó các loại hàng hoá không thuộc diện ưu đãi phải cộng thêm vào giá đánh giámột khoản tiền tương đương với các loại thuế và phí nhập khẩu theo quy định củapháp luật mà nhà thầu nhập khẩu không được miễn thuế phải trả cho hàng hoáthuộc gói thầu hoặc phải cộng thêm 15% giá hàng hoá, bao gồm cước phí vận tảivà bảo hiểm đến cảng biển, cảng sông của Việt Nam (giá CIF) hoặc giá hàng hoá,bao gồm cước phí vận tải và bảo hiểm tới nơi quy định (giá CIP) của hàng hoáđó, nếu các loại thuế và phí nhập khẩu nêu trên vượt quá 15% (trừ các loại hànghoá phải đóng thuế nhập khẩu).
Trongtrường hợp điểm tổng hợp ngang nhau đối với gói thầu tư vấn, hoặc giá đánh giángang nhau đối với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hoá thì nhà thầu trong nước đượcưu đãi xếp hạng trên nhà thầu nước ngoài".
9. Khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/CP đượcsửa đổi, bổ sung như sau:
"1.Mở thầu:
Saukhi tiếp nhận các hồ sơ dự thầu (đủ niêm phong, nộp theo đúng yêu cầu của hồ sơmời thầu và được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật"), việc mởthầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ vàđịa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu. Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu củatừng nhà thầu phải được thông báo công khai trong buổi mở thầu và ghi lại trongbiên bản mở thầu.
Biênbản mở thầu cần bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a)Tên gói thầu;
b)Ngày, giờ, địa điểm mở thầu;
c)Tên và địa chỉ các nhà thầu;
d)Giá dự thầu, bảo lãnh dự thầu đối với mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp và tiến độthực hiện;
đ)Các nội dung liên quan khác.
Đạidiện của Bên mời thầu, đại diện các nhà thầu được mời tham dự nếu có mặt phảiký vào biên bản mở thầu.
Bảngốc hồ sơ dự thầu sau khi mở phải được Bên mời thầu ký xác nhận từng trang đểbảo đảm nguyên trạng trước khi tiến hành đánh giá và quản lý theo chế độ quảnlý hồ sơ "Mật".
2.b)Sử dụng phương pháp giá đánh giá đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xâylắp theo hai bước sau:
Bước1: Đánh giá về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mờithầu để chọn danh sách ngắn (danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹthuật theo tiêu chuẩn đánh giá).
Hồsơ dự thầu khi có tổng số điểm đạt từ mức điểm tối thiểu trở lên được quy địnhtrong tiêu chuẩn đánh giá nhưng theo nguyên tắc không được quy định thấp hơn70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật, đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mứcđiểm tối thiểu quy định không thấp hơn 90% tổng số điểm về mặt kỹ thuật (đối vớiphương pháp chấm điểm) hoặc đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chí "đạt","không đạt" đều được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Bước2: Xác định giá đánh giá đối với các hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn để xếphạng".
10. Điều 15 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều15. Trách nhiệm của người có thẩm quyền, chủ dự án và Bên mời thầu.
1.Người có thẩm quyền có trách nhiệm:
a)Phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án, phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơmời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đối với tất cả các gói thầu thuộcdự án trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định;
b)Chỉ đạo, kiểm tra chủ dự án, Bên mời thầu thực hiện Quy chế Đấu thầu.
2.Chủ dự án có trách nhiệm:
a)Trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kếtquả lựa chọn nhà thầu đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án;
b)Chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Quy chế Đấuthầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Trường hợpchủ dự án đủ năng lực thì tự làm Bên mời thầu để tổ chức đấu thầu, nếu không đủnăng lực thì được phép sử dụng một tổ chức chuyên môn đủ tư cách và năng lựcthay mình làm Bên mời thầu, nhưng chủ dự án vẫn phải chịu trách nhiệm về quátrình lựa chọn nhà thầu theo quy định của Quy chế Đấu thầu và trực tiếp ký kếthợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
c)Quyết định các nội dung của quá trình đấu thầu, bao gồm:
Hồsơ mời sơ tuyển, tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển và kết quả sơ tuyển;
Danhsách các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế;
Danhsách các nhà thầu tham gia đấu thầu tuyển chọn tư vấn;
Danhsách các nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng các nhàthầu theo điểm đánh giá tổng hợp về kỹ thuật và tài chính đối với gói thầu tưvấn;
Danhsách các nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng các nhàthầu theo giá đánh giá đối với gói thầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp;
Thươngthảo với nhà thầu được chỉ định thầu và chịu trách nhiệm về các nội dung chỉđịnh thầu;
Quyếtđịnh chỉ định thầu các gói thầu quy định tại điểm c, điểm e khoản 2 Điều 1 Nghịđịnh 14/CP;
Nộidung hợp đồng.
Trườnghợp chủ dự án đồng thời là người có thẩm quyền quyết định dự án hoặc đồng thờilà Bên mời thầu thì phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quy định tại khoản 1hoặc khoản 3 Điều này.
3.Bên mời thầu có trách nhiệm:
a)Tổ chức và thực hiện việc lựa chọn nhà thầu, chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề quá trình lựa chọn nhà thầu theo pháp luật về đấu thầu.
b)Lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án quy định tại Điều 8 Nghị định88/CP.
c)Tổ chức thực hiện kế hoạch đấu thầu được duyệt theo trình tự tổ chức đấu thầuquy định tại các Điều 20, 22, 33, 45 và 47 Nghị định 88/CP, bao gồm:
Thànhlập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn giúp việc đấu thầu trên cơ sở quyết định củachủ dự án;
Tổnghợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu lên chủ dựán;
Côngbố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng;
Trìnhchủ dự án quyết định nội dung hợp đồng để chủ dự án ký kết hợp đồng".
11. Khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổsung như sau:
"1.Thành phần Tổ chuyên gia:
Tùytheo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần Tổ chuyên gia cầnbao gồm các chuyên gia về:
a)Kỹ thuật, công nghệ;
b)Tài chính, thương mại;
c)Pháp lý và các vấn đề khác (nếu cần).
Danhsách Tổ chuyên gia do chủ dự án quyết định.
Tổtrưởng Tổ chuyên gia có trách nhiệm điều hành công việc, tổng hợp và chuẩn bịcác báo cáo đánh giá các hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu có liên quan khác.
2.Tiêu chuẩn đối với thành viên Tổ chuyên gia:
a)Am hiểu pháp luật về đấu thầu;
b)Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;
c)Am hiểu về các nội dung cụ thể của gói thầu;
d)Có kinh nghiệm trong công tác quản lý thực tế hoặc nghiên cứu."
12. Điều 29 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều29. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
Tiêuchuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải được nêu đầy đủ trong hồ sơ mời thầu, baogồm:
1.Tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu:
a)Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộchuyên môn;
b)Năng lực tài chính (doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác);
c)Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự tại Việt Nam và ở nước ngoài; mộtsố trường hợp đặc biệt để tạo điều kiện cho nhà thầu trong nước phát triển thìyêu cầu về kinh nghiệm có thể chỉ là tối thiểu nhưng phải được người có thẩmquyền xem xét, quyết định trong hồ sơ mời thầu.
Cácnội dung quy định tại khoản này được đánh giá theo tiêu chí ''đạt'', ''khôngđạt''. Nhà thầu phải đạt cả 3 nội dung a, b và c khoản này mới được xem là đủnăng lực và kinh nghiệm tham dự thầu.
2.Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật:
a)Khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng và tính năng kỹ thuật hànghóa nêu trong hồ sơ mời thầu;
b)Đặc tính kinh tế kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dungkhác (trong hồ sơ mời thầu không được yêu cầu về thương hiệu hoặc nguồn gốc cụthể của hàng hóa);
c)Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cungứng hàng hóa;
d)Khả năng lắp đặt thiết bị và năng lực cán bộ kỹ thuật;
đ)Khả năng thích ứng về mặt địa lý;
e)Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;
g)Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
h)Các nội dung khác về điều kiện thương mại, tài chính, thời gian thực hiện, đàotạo chuyển giao công nghệ (nếu có).
Sửdụng thang điểm (100 hoặc 1000) hoặc tiêu chí "đạt", "khôngđạt" để xác định các nội dung quy định tại khoản này. Trong tiêu chuẩnđánh giá cần quy định mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không đượcquy định thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật (đối với gói thầu có yêu cầukỹ thuật cao, mức điểm tối thiểu quy định không thấp hơn 90% tổng số điểm vềmặt kỹ thuật). Trường hợp quy định trong tiêu chuẩn đánh giá sử dụng tiêu chí"đạt", "không đạt" cũng phải quy định rõ mức yêu cầu tốithiểu về mặt kỹ thuật.
Hồsơ dự thầu có tổng số điểm đạt hoặc vượt mức điểm tối thiểu khi áp dụng phươngpháp chấm điểm hoặc đáp ứng các yêu cầu khi áp dụng phương pháp đánh giá theo tiêuchí "đạt", "không đạt" thì được coi là đạt yêu cầu về mặtkỹ thuật.
3.Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
a)Thời gian sử dụng;
b)Công suất thiết kế;
c)Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
d)Nguồn gốc hàng hóa nêu trong hồ sơ dự thầu;
đ)Chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng;
e)Các điều kiện thương mại, tài chính;
g)Tiến độ cung cấp và lắp đặt.
4.Ngoài tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu không được bỏ bớt, bổ sunghoặc thay đổi bất kỳ nội dung nào của tiêu chuẩn đánh giá trong quá trình xétthầu.
13. Điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung nhưsau:
"a)Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn
Việcđánh giá về mặt kỹ thuật được căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồsơ mời thầu để chọn danh sách ngắn. Trong quá trình đánh giá Bên mời thầu cóquyền yêu cầu nhà thầu giải thích về những nội dung chưa rõ, chưa hợp lý tronghồ sơ dự thầu của các nhà thầu như số lượng, đơn giá".
14.Khoản 6 Điều 35 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"6.Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật.
Hồsơ thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo chất lượng theo quy định. Tiên lượng bóc từthiết kế phải đảm bảo đầy đủ, chính xác để làm cơ sở pháp lý cho nhà thầu lậpgiá dự thầu. Yêu cầu về chất lượng vật tư cho xây dựng và lắp đặt phải được nêurõ trong hồ sơ mời thầu để làm cơ sở cho việc tính toán, lập đơn giá dự thầu,phân tích đơn giá dự thầu một số hạng mục chính theo yêu cầu của hồ sơ mờithầu. Nghiêm cấm việc nêu yêu cầu về thương hiệu hoặc nguồn gốc vật tư trong hồsơ mời thầu".
15. Điều 40 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều40. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
Tiêuchuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải được nêu đầy đủ trong hồ sơ mời thầu, baogồm:
1.Tiêu chuẩn về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu:
a)Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trườngtương tự;
b)Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án;
c)Năng lực tài chính (doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác).
Cácnội dung quy định tại khoản này được đánh giá theo tiêu chí "đạt","không đạt". Nhà thầu phải đạt cả 3 nội dung a, b và c khoản này mớiđược xem là đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia dự thầu.
2.Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật:
a)Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêutrong hồ sơ thiết kế;
b)Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công;
c)Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, antoàn lao động;
d)Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (số lượng, chủng loại, chất lượng và tiếnđộ huy động), nhân lực thi công;
đ)Các biện pháp đảm bảo chất lượng;
e)Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu);
g)Các nội dung về tiến độ thi công, mức độ liên danh, liên kết và những nội dungkhác có yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Sửdụng thang điểm (100 hoặc 1.000) hoặc tiêu chí "đạt", "khôngđạt" để xác định các nội dung quy định tại khoản này. Tiêu chuẩn đánh giácần quy định mức điểm tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được quy định thấphơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật (đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao,mức điểm tối thiểu quy định không thấp hơn 90% tổng số điểm về mặt kỹ thuật)khi sử dụng thang điểm để đánh giá hồ sơ dự thầu. Trường hợp sử dụng tiêu chí"đạt", "không đạt" cũng phải quy định rõ mức yêu cầu tốithiểu về mặt kỹ thuật.
Hồsơ dự thầu có tổng số điểm đạt hoặc vượt mức điểm tối thiểu đối với phương phápchấm điểm hoặc đạt các yêu cầu theo tiêu chí "đạt", "khôngđạt" được coi là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật.
3.Tiêu chuẩn đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:
a)Chất lượng vật tư sử dụng để thi công, lắp đặt;
b)Chí phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu công trình;
c)Những chi phí phát sinh khác mà chủ dự án phải thanh toán ngoài hợp đồng xâylắp (nếu có);
d)Điều kiện hợp đồng (đặc biệt là tiến độ thanh quyết toán);
đ)Điều kiện tài chính (như thời gian vay, lãi suất vay...);
e)Thời gian thực hiện hợp đồng.
4.Ngoài tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu không được bỏ bớt, bổsung hoặc thay đổi bất kỳ nội dung nào của tiêu chuẩn đánh giá trong quá trìnhxét thầu".
16. Khoản 2 Điều 41 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2.Đánh giá chi tiết:
Việcđánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu bao gồm hai bước sau:
a)Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn.
Việcđánh giá về mặt kỹ thuật được căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơmời thầu để chọn danh sách ngắn. Trong quá trình đánh giá Bên mời thầu có quyềnyêu cầu nhà thầu giải thích về những nội dung chưa rõ, chưa hợp lý trong hồ sơdự thầu của các nhà thầu như về khối lượng, đơn giá.
b)Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại.
Tiếnhành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùngmột mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được duyệt.
Việcđánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá bao gồm cácnội dung sau:
Sửalỗi;
Hiệuchỉnh các sai lệch;
Chuyểnđổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung;
Đưavề một mặt bằng so sánh;
Xácđịnh giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu.
Trongquá trình đánh giá, Bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ về những đơngiá bất hợp lý và nếu văn bản giải trình của nhà thầu không đủ rõ, thì được coilà sai lệch để đưa vào giá đánh giá của nhà thầu đó".
17. Điều 50 Nghị định 88/CP được bổ sung khoản 8, 9, 10 và 11 nhưsau:
"8.Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu.
9.Quản lý hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu.
10.Quản lý nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
11.Thực hiện kiểm tra, thanh tra về đấu thầu và việc thực hiện hợpđồng".
18. Điều 51 Nghị định 88/CP được sửa đổi như sau:
"Điều 51. Thông tin về đấu thầu
1.Phương tiện đăng tải thông tin về đấu thầu:
Phươngtiện đăng tải thông tin về đấu thầu bao gồm:
a)Tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước phát hành trêntoàn quốc;
b)Tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của các Bộ, ngành, địa phương;
c)Phương tiện thông tin đại chúng khác như báo hàng ngày, đài phát thanh truyềnhình Trung ương và địa phương.
2.Nội dung thông tin cần đăng tải:
Nộidung đăng tải bao gồm:
a)Kế hoạch đấu thầu;
b)Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển;
c)Thông báo mời thầu;
d)Danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế;
đ)Danh sách nhà thầu tham gia đấu thầu tư vấn;
e)Kết quả lựa chọn nhà thầu;
g)Danh sách cá nhân, tổ chức bao gồm cả nhà thầu vi phạm Quy chế Đấu thầu;
h)Danh sách các nhà thầu bị cấm tham dự thầu;
i)Thông tin về xử lý vi phạm Quy chế Đấu thầu;
k)Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu mới ban hành;
l)Báo cáo tổng kết công tác đấu thầu;
m)Hoạt động đấu thầu của cơ sở;
n)Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu.
3.Quản lý tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu
a)Cơ quan quản lý:
BộKế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm quản lý tờ thông tin về đấu thầu và trangWeb về đấu thầu của nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
CácBộ ngành, địa phương chịu trách nhiệm quản lý tờ thông tin về đấu thầu và trangWeb về đấu thầu thuộc phạm vi do mình quản lý.
b)Nội dung thông tin về đấu thầu:
Nộidung thông tin do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải, bao gồm:
Cácnội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này đối với các dự ánquan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, nhóm B (không phân biệt nguồn vốn) vàcác dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, cổ phần.
Cácnội dung còn lại quy định tại điểm g, h, i, k, l, m và n khoản 2 Điều này đốivới tất cả các dự án do các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin nêu tạiđiểm c khoản này cung cấp.
Đốivới các Bộ, ngành, địa phương tuỳ theo điều kiện và tình hình thực tế của dự ánđể quyết định các nội dung đăng tải quy định tại khoản 2 Điều này. Thông tinthuộc các dự án do các Bộ, ngành, địa phương đăng tải vẫn phải gửi cho Bộ Kếhoạch và Đầu tư để đăng tải chung.
c)Cơ quan cung cấp thông tin.
Chủcác dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, nhóm B (không phân biệt nguồnvốn), dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, cổ phần có trách nhiệmcung cấp thông tin cho cơ quan quản lý tờ thông tin về đấu thầu và trang Web vềđấu thầu các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g và i khoản 2 Điềunày thuộc dự án do mình quản lý.
CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngcó trách nhiệm cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư các nội dung quy định tạiđiểm g, i, l và m khoản 2 Điều này thuộc phạm vi do mình quản lý.
Cácnhà thầu cung cấp dữ liệu thông tin của mình quy định tại điểm n khoản 2 Điềunày cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4.Các phương tiện thông tin đại chúng khác:
Cácphương tiện thông tin đại chúng khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đăngtải thông báo mời thầu các dự án nhóm C và những thông tin khác''.
19. Điều 52 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 52. Phân cấp trách nhiệm về đấu thầu
1.Thủ tướng Chính phủ:
a)Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyếtđịnh chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư (không phân biệtnguồn vốn);
b)Phê duyệt kết quả đấu thầu các gói thầu có giá gói thầu từ 100 tỷ đồng trở lênđối với mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp, từ 20 tỷ đồng trở lên đối với tư vấnthuộc dự án do mình quyết định đầu tư. Đối với các gói thầu còn lại Thủ tướngChính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương phê duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả đấu thầu;
c)Phê duyệt các đề nghị chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện đối vớicác gói thầu quy định tại khoản 3, 5 và 6 Điều 4 Nghị định 88/CP thuộc dự án domình quyết định đầu tư, trừ các gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với muasắm hàng hoá hoặc xây lắp, gói thầu có giá trị dưới 500 triệu đồng đối với tưvấn do chủ dự án chịu trách nhiệm quyết định;
Đốivới các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này, Thủ tướng Chính phủ phêduyệt trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến bằng vănbản của các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Đối với nội dung quy định tại điểmc khoản này, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở báo cáo thẩm định của BộKế hoạch và Đầu tư và ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơquan có thẩm quyền liên quan.
d)Quyết định kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
2.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a)Thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt về:
Kếhoạch đấu thầu các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư;
Kếtquả đấu thầu các gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
Đềnghị chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện đối với các gói thầu quyđịnh tại khoản 3, 5 và 6 Điều 4 Nghị định 88/CP thuộc thẩm quyền phê duyệt củaThủ tướng Chính phủ.
b)Phát hành, quản lý tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước,quản lý hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu.
c)Kiểm tra, thanh tra công tác đấu thầu trên phạm vi toàn quốc.
3.Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quảnlý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xãhội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a)Có ý kiến bằng văn bản về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các góithầu của dự án có liên quan do chủ dự án trình, thuộc thẩm quyền phê duyệt củaThủ tướng Chính phủ;
b)Phê duyệt hồ sơ mời thầu các gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả đấuthầu của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu cácgói thầu được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điềunày;
c)Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu tất cảcác gói thầu của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền quyếtđịnh đầu tư của mình. Đối với các dự án ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tưthì cũng uỷ quyền việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quảlựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu thuộc dự án, nhưng vẫn phải chịu tráchnhiệm đối với những công việc uỷ quyền đó;
d)Thỏa thuận bằng văn bản với chủ dự án về kế hoạch đấu thầu dự án và kết quả lựachọn nhà thầu các gói thầu có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên đối với tư vấn, từ 5tỷ đồng trở lên đối với mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp (theo kế hoạch đấu thầu đượcduyệt) thuộc các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phầntheo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/CP do mình làm đại diệnchủ sở hữu theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước tham giađầu tư dự án, trên cơ sở thẩm định của cơ quan giúp việc đấu thầu.
4.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộctỉnh, quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, phường có trách nhiệm:
a)Phê duyệt kế hoạch đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩmquyền quyết định đầu tư của mình;
b)Phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu củadự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư.
5.Hội đồng Quản trị (hoặc người được Hội đồng Quản trị uỷ quyền) của doanh nghiệpliên doanh, công ty cổ phần, đại diện hợp pháp của các bên tham gia hợp đồnghợp tác kinh doanh có trách nhiệm dưới đây đối với các dự án được quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/CP.
a)Phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở văn bản thỏa thuận của đạidiện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước thamgia đầu tư dự án.
b)Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tất cả các gói thầu của dự án, riêng đốivới các gói thầu tư vấn có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên và các gói thầu xây lắphoặc mua sắm hàng hoá có giá từ 5 tỷ đồng trở lên (theo kế hoạch đấu thầu đượcduyệt) phê duyệt trên cơ sở ý kiến thoả thuận của đại diện chủ sở hữu theo quyđịnh của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước tham gia đầu tư dự án;
c)Phê duyệt hồ sơ mời thầu và quyết định các nội dung của quá trình đấu thầu theoquy định.
6.Người có thẩm quyền của doanh nghiệp có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầucủa dự án, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của tất cả các gói thầuthuộc dự án do mình quyết định đầu tư, đồng thời quyết định tất cả các nội dungcủa quá trình đấu thầu theo quy định''.
20. Điều 53 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều53. Phân cấp phê duyệt, thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
Căncứ theo giá gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu đối với các dự án quyđịnh tại các điểm a và c khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/CP, việc thẩm định và phê duyệtkết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:
1.Đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, doThủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:
a)Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở báo cáo thẩmđịnh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệtcủa mình theo quy định.
b)Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương phê duyệt hồ sơ mời thầu của các gói thầu thuộc thẩmquyền phê duyệt kết quả đấu thầu của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt hồ sơ mờithầu và kết quả đấu thầu các gói thầu được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền theoquy định, trên cơ sở thẩm định của đơn vị giúp việc liên quan hoặc của Sở Kếhoạch và Đầu tư nếu thuộc địa phương.
2.Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a)Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quảnlý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xãhội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước) phê duyệt hồ sơ mời thầu vàkết quả lựa chọn nhà thầu của tất cả các gói thầu thuộc dự án do mình quyếtđịnh đầu tư trên cơ sở thẩm định của đơn vị giúp việc liên quan.
b)Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu củatất cả các gói thầu thuộc dự án do mình quyết định đầu tư trên cơ sở thẩm địnhcủa Sở Kế hoạch và Đầu tư.
c)Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn, phê duyệt hồ sơ mời thầu và kếtquả lựa chọn nhà thầu của tất cả các gói thầu thuộc dự án do mình quyết địnhđầu tư trên cơ sở thẩm định của bộ phận giúp việc liên quan.
3.Đối với các dự án do doanh nghiệp quyết định đầu tư:
Ngườicó thẩm quyền của doanh nghiệp có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu và kếtquả lựa chọn nhà thầu của tất cả các gói thầu thuộc dự án do mình quyết địnhđầu tư trên cơ sở thẩm định của bộ phận giúp việc liên quan".
21. Khoản 5 và khoản 7 Điều 55 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổsung như sau:
"5.Hủy đấu thầu và trách nhiệm tài chính khi huỷ thầu:
a)Huỷ đấu thầu được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:
Thayđổi mục tiêu đã được nêu trong hồ sơ mời thầu;
Cóbằng chứng cho thấy Bên mời thầu thông đồng với nhà thầu tạo nên sự thiếu cạnhtranh trong đấu thầu;
Tấtcả các hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
Cóbằng chứng cho thấy các nhà thầu có sự thông đồng tiêu cực tạo nên sự thiếucạnh tranh trong đấu thầu, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Bên mời thầu.
Căncứ quyết định của người có thẩm quyền, Bên mời thầu có trách nhiệm thông báotới tất cả các nhà thầu về việc hủy đấu thầu hoặc tiến hành đấu thầu lại.
b)Trách nhiệm tài chính khi huỷ thầu:
Nếuviệc hủy thầu không phải lỗi của nhà thầu thì Bên mời thầu phải có trách nhiệmđền bù cho các nhà thầu những chi phí tham gia dự thầu.
Mứcđền bù được tính trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ và theo các định mức củaNhà nước ban hành, bao gồm các khoản sau đây:
Chiphí mua hồ sơ mời thầu;
Chiphí đi lại (để mua hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, khảo sát thực địa...);
Chiphí lập hồ sơ dự thầu;
Chiphí khác (văn phòng phẩm, khấu hao thiết bị,...).
Chiphí đền bù khi huỷ thầu nếu vì lý do thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư do ngườicó thẩm quyền quyết định thì được thanh toán từ chi phí của dự án; nếu vì cáclý do khác do lỗi của Bên mời thầu gây ra thì các cá nhân có liên quan thuộcBên mời thầu chịu trách nhiệm thanh toán.
7.Việc loại bỏ hồ sơ dự thầu được áp dụng đối với một trong các trường hợp khi hồsơ dự thầu:
a)Không đáp ứng các điều kiện tiên quyết nêu trong hồ sơ mời thầu;
b)Không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật;
c)Nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do Bên mời thầu phát hiện và yêu cầu sửahoặc có lỗi số học sai khác quá 15% giá dự thầu (chỉ áp dụng đối với gói thầumua sắm hàng hoá hoặc xây lắp);
d)Có tổng giá trị các sai lệch vượt quá 10% giá dự thầu (chỉ áp dụng đối với góithầu mua sắm hàng hoá hoặc xây lắp);
đ)Có thông tin kê khai sai sự thật''.
22. Bổ sung Điều 57a Nghị định 88/CP (sau Điều 57) như sau:
" Điều 57a. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu
1.Nội dung Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu.
Hệthống dữ liệu thông tin về nhà thầu bao gồm danh mục các nhà thầu tham gia đấuthầu các dự án tại Việt Nam với những nội dung cụ thể đối với từng nhà thầu nhưsau:
a)Tên nhà thầu;
b)Năm thành lập;
c)Lĩnh vực tham dự thầu như tư vấn, cung cấp hàng hoá hoặc xây lắp;
d)Tổng tài sản, vốn lưu động hiện có;
đ)Những nội dung có liên quan khác.
2.Cơ quan quản lý Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu.
Cơquan quản lý Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu trên phạm vi toàn quốc làBộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm đăng tải dữ liệuthông tin về nhà thầu trong tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầucủa nhà nước.
3.Trách nhiệm cung cấp dữ liệu thông tin về nhà thầu.
Nhàthầu có trách nhiệm cung cấp dữ liệu thông tin về nhà thầu cho Bộ Kế hoạch vàĐầu tư theo các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này. Điều kiện để tham dự thầu lànhà thầu phải có tên trong hệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu được đăngtrên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước".
23. Bổ sung Điều 57b Nghị định 88/CP như sau:
"Điều 57b. Quản lý nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
1.Nhà thầu nước ngoài muốn tham gia dự thầu tại Việt Nam phải có trách nhiệm cungcấp dữ liệu thông tin cho cơ quan quản lý Hệ thống dữ liệu thông tin về nhàthầu quy định tại khoản 22 Điều 1 của Nghị định này.
2.Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thương mại, Bộ Tài chínhnghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc quản lý nhà thầunước ngoài hoạt động tại Việt Nam và trách nhiệm của chủ dự án đối với việcquản lý nhà thầu nước ngoài sau khi trúng thầu hoạt động thực hiện hợp đồng tạiViệt Nam".
24. Khoản 1 Điều 59 Nghị định 88/CP được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1.Kiểm tra thực hiện công tác đấu thầu được thực hiện như sau:
a)Cấp quyết định kiểm tra và thực hiện kiểm tra:
Thủtướng Chính phủ quyết định việc kiểm tra công tác đấu thầu của các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các địa phương trên phạm vi toàn quốctrong những trường hợp cần thiết.
BộKế hoạch và Đầu tư thực hiện việc kiểm tra công tác đấu thầu trong phạm vi toànquốc theo chức năng và đối với những trường hợp cụ thể khi có quyết định củaThủ tướng Chính phủ.
Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyếtđịnh và tổ chức việc kiểm tra công tác đấu thầu theo Quy chế Đấu thầu đối vớicác đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình và các đơn vị có dự án do mình cấpGiấy phép đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/CP.
b)Kiểm tra định kỳ:
Tuỳtheo tình hình thực hiện công tác đấu thầu của cấp cơ sở, người có thẩm quyềnquyết định kiểm tra định kỳ theo quý, 6 tháng hoặc cả năm. Việc kiểm tra địnhkỳ tập trung vào những nội dung chính sau đây:
Tìnhhình thực hiện công tác đấu thầu chung của đơn vị;
Tìnhhình thực hiện công tác đấu thầu của một số dự án cụ thể: kế hoạch đấu thầu đượcduyệt; trình tự thực hiện đấu thầu, những căn cứ pháp lý, những lý do thực hiệnđấu thầu hạn chế, lý do chỉ định thầu, kết quả trúng thầu, giá trị ký hợp đồng,tình hình thực hiện hợp đồng.
c)Kiểm tra đột xuất:
Việckiểm tra đột xuất được thực hiện đối với các gói thầu có giá trúng thầu quáthấp so với giá gói thầu, đối với các gói thầu có những vướng mắc hoặc khi cóyêu cầu của người có thẩm quyền. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đềchính sau đây:
Thủtục pháp lý và các văn bản kèm theo;
Trìnhtự thực hiện; thời gian thực hiện các khâu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
Kếtquả lựa chọn nhà thầu;
Nhữngvướng mắc cụ thể, những thắc mắc của cá nhân, tập thể Bên mời thầu, của nhàthầu (nếu có);
Nhữngkiến nghị xử lý của cơ sở.
d)Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện vướng mắc thì báo cáo người có thẩmquyền xem xét, giải quyết, nếu phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về đấuthầu thì báo cáo người có thẩm quyền chuyển nhiệm vụ cho thanh tra xử lý hoặccác cơ quan pháp luật khác xử lý theo thẩm quyền. Toàn bộ quá trình kiểm tra đượcbáo cáo bằng văn bản lên người có thẩm quyền và gửi tới cơ quan quản lý tờthông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước để đăng tải thôngtin".
25. Bổ sung Điều 59a Nghị định 88/CP (sau Điều 59) như sau:
"Điều 59a. Thanh tra đấu thầu
Thanhtra đấu thầu là việc thực hiện chức năng thanh tra đối với lĩnh vực đấu thầu.Thanh tra đấu thầu được quy định cụ thể như sau:
1.Cơ quan thực hiện thanh tra đấu thầu.
Cơquan thực hiện thanh tra đấu thầu trên phạm vi toàn quốc là Bộ Kế hoạch và Đầutư. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương tổ chứcthanh tra công tác đấu thầu trong phạm vi các đơn vị do mình quản lý và các đơnvị có dự án do mình cấp Giấy phép đầu tư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 NĐ88/CP.
2.Đối tượng thanh tra.
Đốitượng được thanh tra đấu thầu là các hoạt động tham gia đấu thầu của tổ chức,cá nhân trong đấu thầu.
3.Tổ chức thực hiện thanh tra.
Việctổ chức thực hiện thanh tra được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạmpháp luật về đấu thầu, khi có đề nghị của cơ quan kiểm tra nêu tại khoản 24Điều 1 Nghị định này hoặc khi có yêu cầu của người có thẩm quyền về những vụviệc đấu thầu cụ thể.
4.Nội dung thanh tra.
Tuỳtheo vụ việc cụ thể mà xác định nội dung thanh tra. Đối với thanh tra thực hiệnviệc lựa chọn nhà thầu, nội dung thanh tra tập trung vào những vấn đề chínhsau:
a)Nội dung các văn bản pháp lý đối với việc thực hiện gói thầu, cụ thể là:
Kếhoạch đấu thầu được duyệt, các hình thức lựa chọn nhà thầu, đặc biệt là các căncứ áp dụng đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu;
Hồsơ mời thầu và các văn bản pháp lý khác đối với các nội dung của quá trình đấuthầu;
Quyếtđịnh phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
b)Quy trình thực hiện việc lựa chọn nhà thầu, các mốc thời gian trong đấu thầu.
c)Những ý kiến thắc mắc, ý kiến bảo lưu của tư vấn, của Tổ chuyên gia hoặc nhữngcá nhân khác (nếu có) phản ánh với cơ quan thanh tra.
5.Xử lý vi phạm khi thanh tra.
Trongquá trình thanh tra, nếu phát hiện vi phạm, tuỳ theo tính chất của vụ việc viphạm, cơ quan thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện việc xử phạt theo chứcnăng quy định trong pháp luật thanh tra của nhà nước về xử phạt hành chính hoặckiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với cá nhân (nếulà cán bộ, công chức) theo Pháp lệnh Công chức, xử phạt theo Pháp lệnh Chốngtham nhũng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
6.Báo cáo thanh tra về đấu thầu
Cơquan thanh tra hoặc thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra có trách nhiệmbáo cáo kết quả thanh tra lên người có thẩm quyền."
26. Sửa đổi khoản 2 và bổ sung khoản 5 Điều 60 Nghị định 88/CP nhưsau:
"2.Nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạmmà bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a)Khi nhà thầu có hành vi gian lận như báo cáo, cung cấp thông tin trong hồ sơ dựthầu sai sự thật về năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, về kinh nghiệm thựchiện, về sơ yếu lý lịch của chuyên gia tư vấn, thì Bên mời thầu có quyền loạibỏ hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó, đồng thời không hoàn trả bảo lãnh dự thầu(nếu có) của nhà thầu đó. Nhà thầu vi phạm phải bị đăng tải trên tờ thông tinvề đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước;
b)Nhà thầu có hành vi đưa hối lộ cho các cá nhân, tổ chức thuộc Bên mời thầu vàcác cơ quan có liên quan đến quá trình đấu thầu, xét thầu thì hồ sơ dự thầu củanhà thầu đó không được xem xét, bảo lãnh dự thầu không được hoàn trả và tên nhàthầu đó sẽ bị đăng tải trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầucủa nhà nước, đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật.
c)Các nhà thầu có hành vi thông đồng móc ngoặc với nhau làm ảnh hưởng đến lợi íchcủa Bên mời thầu thì không được hoàn trả bảo lãnh dự thầu và sẽ bị đăng têntrên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước;
d)Nhà thầu tư vấn lập thiết kế thi công không chuẩn xác, làm cho quá trình thicông phải sửa đổi, bổ sung, hoặc thiết kế lại gây lãng phí thì phải đền bùthiệt hại và sẽ bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấuthầu của nhà nước;
đ)Nhà thầu tư vấn giám sát thi công thiếu trách nhiệm, thông đồng với nhà thầuxây lắp xác nhận sai khối lượng và chất lượng công việc làm giảm chất lượngcông trình thì cả hai nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây lắp đều phải đền bù thiệthại và sẽ bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầucủa nhà nước, đồng thời đối với các cá nhân thuộc nhà thầu tùy theo mức độ viphạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
e)Nhà thầu xây lắp không thực hiện đúng những phạm vi công việc nêu trong hợpđồng, không thực hiện đúng thoả thuận giữa các bên trong liên danh, giữa thầuchính và thầu phụ đã nêu trong hợp đồng cũng như trong hồ sơ dự thầu hoặc nhượnglại công việc của mình cho các đơn vị khác không được quy định trong hợp đồngthì buộc phải thực hiện theo đúng hợp đồng, đồng thời phải chịu toàn bộ chi phíphát sinh do việc thực hiện không đúng gây ra. Nhà thầu xây lắp vi phạm và nhàthầu tư vấn giám sát có liên quan sẽ bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu thầuvà trang Web về đấu thầu của nhà nước, đồng thời, đối với các cá nhân thuộc nhàthầu, tùy theo mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy địnhcủa pháp luật;
g)Nhà thầu không thực hiện hợp đồng vì những lý do không phải là bất khả khánghoặc bị huỷ hợp đồng do vi phạm hợp đồng thì sẽ bị đăng tên trên tờ thông tinvề đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước;
h)Trường hợp nhà thầu vi phạm một hoặc nhiều điểm quy định từ điểm a đến điểm gkhoản này, bị đăng tên trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầucủa nhà nước, nếu 3 lần bị đăng tên sẽ không được tham gia dự thầu bất kỳ cuộcthầu nào trong phạm vi 1 năm. Nếu nhà thầu lần thứ 2 vi phạm 3 lần sẽ không đượctham dự thầu trong 2 năm, nhà thầu lần thứ 3 vi phạm 3 lần sẽ không được thamdự thầu trong 3 năm, nếu sau lần thứ 3 nhà thầu vẫn vi phạm sẽ không được thamdự thầu vĩnh viễn.
Cơquan quản lý tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước cótrách nhiệm công bố danh sách nhà thầu không được tham gia dự thầu nêu trên tờthông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu và xoá tên trong danh sách thuộcHệ thống dữ liệu thông tin về nhà thầu.
5.Cá nhân, tập thể Bên mời thầu (bao gồm cả Tổ chuyên gia) vi phạm pháp luật vềđấu thầu ngoài những điều quy định tại khoản 1, 3 và 4 Điều 60 Nghị định 88/CP,còn bị xử lý như sau:
a)Cá nhân, tập thể Bên mời thầu (bao gồm cả Tổ chuyên gia) có hành vi gian lậnbáo cáo không trung thực quá trình đấu thầu, xét thầu; thông đồng móc ngoặc vớinhà thầu; nhận hối lộ thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị thi hành kỷ luật hoặctruy cứu trách nhiệm hình sự.
b)Bên mời thầu (bao gồm cả Tổ chuyên gia) không tuân thủ đúng trình tự, quy trìnhtổ chức đấu thầu, tổ chức đấu thầu khi chưa có kế hoạch đấu thầu được duyệt,không thực hiện cung cấp thông tin về đấu thầu theo quy định thì tuỳ theo mứcđộ vi phạm và đối tượng vi phạm, người có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý như:quyết định thay đổi nhân sự của Bên mời thầu, của Tổ chuyên gia, xử lý kỷ luậtcác cá nhân vi phạm (nếu là cán bộ công chức) theo Pháp lệnh Công chức, khôngcho tham gia bất kỳ gói thầu nào thuộc quyền quản lý, bồi thường thiệt hại (nếucó) hoặc đề nghị các cơ quan có trách nhiệm (như thanh tra) xử lý vi phạm hànhchính hoặc các cơ quan pháp luật khác xử phạt theo quy định của phápluật".
27. Bỏ khoản 5 Điều 61 Nghị định 88/CP.
Điều 2.Xử lý những vấn đề chuyển tiếp
1.Đối với các gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu trước ngày Nghị định này cóhiệu lực, thực hiện theo Nghị định 88/CP và Nghị định 14/CP.
2.Đối với các gói thầu phát hành hồ sơ mời thầu sau ngày Nghị định này có hiệulực, tổ chức thực hiện theo Nghị định này.
3.Đối với việc thông báo mời thầu và sử dụng dữ liệu thông tin về nhà thầu trêntờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước, được thực hiệnsau khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 3.Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu tráchnhiệm nghiên cứu, ban hành mẫu hồ sơ mời thầu, hướng dẫn việc thanh tra về đấuthầu, hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
Điều 5.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nướcvà các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.