NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáodục và Đào tạo
CHÍNH PHỦ
Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căncứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách cácbộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căncứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều1. Vị trí và chức năng
BộGiáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nướcvề giáo dục bao gồm : giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung họcchuyên nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục không chính quy; quảnlý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ; thực hiện đạidiện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộcphạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Điều2. Nhiệm vụ và quyền hạn
BộGiáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy địnhtại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ vànhững nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1.Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảovăn bản quy phạm pháp luật khác, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, nămnăm và hàng năm về giáo dục, các chương trình, dự án quan trọng của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo;
2.Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quảnlý nhà nước của Bộ;
3.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình quốcgia sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lýcủa Bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục;
4.Về giáo dục mầm non:
a)Ban hành nội dung chương trình và phương pháp giáo dục mầm non; ban hành quychế tổ chức và hoạt động, điều lệ trường mầm non;
b)Hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trongviệc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non theo phân cấp củaChính phủ.
5.Về giáo dục phổ thông:
a)Trình Chính phủ về chủ trương cải cách nội dung, chương trình giáo dục phổthông;
b)Trình Thủ tướng Chính phủ chương trình mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dụcphổ thông;
c)Chỉ đạo thực hiện cải cách nội dung, chương trình giáo dục phổ thông, phổ cậpgiáo dục phổ thông sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d)Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, điều lệ trường tiểu học, trường trunghọc cơ sở, trường trung học phổ thông;
đ)Quy định về việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa; thốngnhất quản lý và tổ chức biên soạn, xét duyệt sách giáo khoa phổ thông trên cơsở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa;
e)Hướng dẫn, kiểm tra ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thựchiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông theo phân cấp của Chínhphủ.
6.Về giáo dục trung học chuyên nghiệp:
a)Trình Chính phủ cơ cấu ngành đào tạo, cơ cấu đầu tư và các chính sách về bảođảm chất lượng đào tạo trung học chuyên nghiệp; chỉ đạo và kiểm tra việc thựchiện sau khi được phê duyệt;
b)Quyết định danh mục ngành nghề đào tạo trung học chuyên nghiệp; phối hợp với cácbộ chuyên ngành quy định chương trình khung về giáo dục trung học chuyênnghiệp;
c)Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, điều lệ trường trung học chuyên nghiệp;
d)Hướng dẫn, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năngquản lý nhà nước về giáo dục trung học chuyên nghiệp theo phân công, phân cấpcủa Chính phủ.
7.Về giáo dục đại học và sau đại học:
a)Trình Chính phủ: cơ cấu ngành đào tạo, cơ cấu đầu tư và các chính sách về bảođảm chất lượng đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học; chỉ đạo, kiểm tra, tổchức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b)Trình Thủ tướng Chính phủ: mô hình tổ chức của các loại trường đại học; banhành điều lệ trường đại học, quy chế trường đại học ngoài công lập; quy hoạchmạng lưới các trường đại học, cao đẳng; quy định thủ tục thành lập, sáp nhập,chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường đại học, cao đẳng và danh mụcngành nghề đào tạo đại học và sau đại học; quy định cụ thể văn bằng tốt nghiệpsau đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt; giao nhiệm vụ đào tạo sau đạihọc cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu; quyết định thành lập, sáp nhập, chiatách, giải thể, đình chỉ hoạt động các trường đại học; quy định nhiệm vụ, quyềnhạn, tiêu chuẩn và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học, caođẳng;
c)Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, điều lệ trường cao đẳng; quyết địnhthành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động các trường cao đẳng,trường dự bị đại học;
d)Quy định chương trình khung giáo dục đại học, nội dung, phương pháp đào tạo sauđại học; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra các trườngđại học, cao đẳng trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo chương trìnhkhung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, kiểm tra các cơ sở đào tạo sau đạihọc trong việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo;
đ)Tổ chức việc xét duyệt và biên soạn các giáo trình sử dụng chung cho các cơ sởđào tạo cao đẳng và đại học.
8.Về phương thức giáo dục không chính quy:
a)Ban hành chương trình xóa mù chữ;
b)Quy định chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dântheo hình thức vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn.
9.Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a)Các chế độ, chính sách đặc thù đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
b)Khung học phí, cơ chế thu và sử dụng học phí; các chính sách khuyến khích khácđối với người học;
c)Quy định thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
d)Quy định việc tặng thưởng các danh hiệu vinh dự cho nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục.
10.Ban hành tiêu chuẩn cụ thể của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; các quyđịnh về chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trìnhđộ và chuẩn hóa nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
11.Ban hành các quy định về tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, học viên,nghiên cứu sinh, kể cả lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam và lưu học sinhViệt Nam học tại nước ngoài;
12.Quy định tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng giáo dục; thống nhất quản lý việc kiểmđịnh chất lượng giáo dục;
13.Quy định thủ tục cấp phát, thu hồi các văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáodục quốc dân; quy định về tương đương văn bằng được cấp ở trong nước với nướcngoài;
14.Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lýcủa Bộ theo quy định của pháp luật;
15.Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật;
16.Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiếnbộ khoa học công nghệ trong hoạt động giáo dục - đào tạo;
17.Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạtđộng của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục theo quy định củapháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
18.Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốncủa Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực giáo dục thuộcphạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
19.Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnhvực giáo dục theo quy định của pháp luật;
20.Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân vàủy ban nhân dân các cấp có liên quan đến lĩnh vực giáo dục theo quy định củapháp luật;
21.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cựcvà xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục thuộc thẩm quyền của Bộ;
22.Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theomục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt;
23.Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện các chế độ tiền lương,các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức,viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyênmôn nghiệp vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vựcgiáo dục;
24.Về quản lý tài chính, tài sản:
a)Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phânbổ theo quy định của pháp luật;
b)Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phân bổ ngân sách nhà nước chicho giáo dục; điều chỉnh chi tiết trong phạm vi tài chính đã được duyệt cho chươngtrình mục tiêu giáo dục;
c)Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc sửdụng, quản lý kinh phí giáo dục và các nguồn thu khác theo quy định của phápluật.
Điều3. Cơ cấu tổ chức của Bộ
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
1.Vụ Giáo dục Mầm non;
2.Vụ Giáo dục Tiểu học;
3.Vụ Giáo dục Trung học;
4.Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp;
5.Vụ Đại học và Sau đại học;
6.Vụ Giáo dục thường xuyên;
7.Vụ Giáo dục Quốc phòng;
8.Vụ Công tác học sinh, sinh viên;
9.Vụ Kế hoạch - Tài chính;
10.Vụ Hợp tác quốc tế;
11.Vụ Khoa học - Công nghệ;
12.Vụ Pháp chế;
13.Vụ Tổ chức cán bộ;
14.Văn phòng;
15.Thanh tra;
16.Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:
1.Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục;
2.Trung tâm Tin học;
3.Báo Giáo dục và Thời đại;
4.Tạp chí Giáo dục.
Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xâydựng phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp khác, các trường cao đẳng, đại họccông lập, bán công, dân lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướngChính phủ quyết định. Trong khi chưa có quyết định sắp xếp, điều chỉnh lại, cácđơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tiếp tục hoạt động theo các quy định hiện hành.
Điều4. Hiệu lực thi hành
Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghịđịnh số 29/CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn vàtổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định trước đây trái vớiNghị định này.
Điều5. Trách nhiệm thi hành
Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.