LUẬT
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Để góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và động viênmột phần thu nhập vào ngân sách nhà nước, bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợplý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thunhập;
Căn cứvào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QHI0 ngày 25 tháng 12 năm2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 10,
Luật này quy định thuế thu nhập doanh nghiệp,
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơsở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ đối tượngquy định tại Điều 2 của Luật này.
Điều 2. Đốitượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Hộgia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từsản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuếthu nhập doanh nghiệp, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóalớn có thu nhập cao theo quy định của Chính phủ.
Điều 3.Giải thích từ ngữ
TrongLuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: doanh nghiệp nhànước; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp táckinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; công ty nước ngoài và tổchức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã; tổ hợp tác; tổ chức kinhtế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chứcxã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
2.Cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: hộ cá thể vànhóm kinh doanh; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; cá nhân kinh doanh;cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân có tài sản cho thuê; cá nhân nước ngoài kinhdoanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
3.Cơ sở thường trú của công ty nướcngoài ở Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nướcngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nammang lại thu nhập, bao gồm:
a)Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầmmỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt hoặc bất cứ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiênnào ở Việt Nam;
b)Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; .
c)Cơ sở cung cấp dịch vụ bao gồm cảdịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác;
d)Đại lý cho công ty nước ngoài;
đ)Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợplà đại diện có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài hoặcđại diện không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưngthường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trongtrường hợp hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định củahiệp định đó.
Điều 4.Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, 1 cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ nộpthuế đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Luật này.
2.Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thựchiện đúng các quy định của Luật này.
3.Cơ quan nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhgiám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành các quy định của Luậtnày.
4.Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thihành các quy định của Luật này.
CHƯƠNG II
CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT
Điều 5.Căn cứ tính thuế
Căncứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất
Điều 6.Thu nhập chịu thuế
Thunhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
Điều 7.Xác định thu nhập chịu thuế
1.Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằngdoanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế.
2.Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán,quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất,chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiềngửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu cáckhoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả khôngxác định được chủ; các khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏsót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác.
Chínhphủ quy định chi tiết phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản thunhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và mức thu theo Biểuthuế lũy tiến từng phần không quá 30% đối với thu nhập còn lại từ chuyển quyềnsử dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trongtrường hợp hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối vớicơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.
Điều 8. Doanhthu
Doanhthu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiềncung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng;trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷgiá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanhthu bằng ngoại tệ.
Điều 9.Chi phí
1.Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chai thuế bao gồm:
a)Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh. Mức trích khấu hao được căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời giantrích khấu hao. Cơsở sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tốiđa không quá 2 lần mức khấu hao theo chế độ để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
BộTài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định và mức trích khấu hao quy địnhtại điểm này;
b)Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụngvào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhậpchịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho;
c)Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định của luật lao động, tiền ăn giữaca, trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể kinhdoanh và thu nhập của sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hànhsản xuất, kinh doanh;
d)Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế, đào tạo laođộng theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục;
đ)Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại; sửa chữa tài sản cố định;tiền thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảovệ nhãn hiệu hàng hóa; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹthuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định; dịch vụkỹ thuật và dịch vụ mua ngoài khác;
e)Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật; chi bảo hộ lao độnghoặc trang phục; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí; trích nộp quỹbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụnglao động; kinh doanh công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thểtại cơ sở kinh doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấptrên và các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định;
g)Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của ngân hàngvà các tổ chức tín dụng khác, của các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế,chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợpđồng vay, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thươngmại tại thời điểm vay;
h)Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định;
i)Trợ cấp thôi việc cho người lao động;
k)Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ;
l)Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tốiđa không quá 10% tổng số chi phí; đối với hoạt động thương nghiệp, tổngsố chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra;
m)Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt độngsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính vào chi phí hợp lý,
n)Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo quy định củaChính phủ;
o)Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không cóhóa đơn chứng từ do Chính phủ quy định.
2.Các khoản chi phí sau đây không được tính vào chi phí hợp lý:
a)Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi;
b)Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp;
c)Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế vàthu nhập chịu thuế,
d)Các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ.
8.Các khoản chi phí hợp lý quy định tại khoản 1 Điều này được ghi trong sổ kếtoán bằng Đồng Việt Nam; trường hợp có khoản chi bầng ngoại tệ thì phải quy đổira Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bốtại thời điểm chi ngoại tệ.
Điều 10. Thuếsuất
1.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
2.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìmkiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phùhợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Chínhphủ quy định chi tiết Điều này.
CHƯƠNG III
KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
Điều 11. Tráchnhiệm của cơ sở kinh doanh cơ sởkinh doanh có trách nhiệm:
1.Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của phápluật;
2.Kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định;
3.Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theothông báo của cơ quan thuế,
4.Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, báo cáo kế toán, hóa đơn, chứng từ có liên quanđến việc tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế,
5.Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ theo giá thị trường.
Điều 12.Kê khai thuế
1.Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chiphí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫucủa cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25tháng 01; nếu tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm có sự thay đổi lớn thìcơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh sốthuế tạm nộp cả năm và từng quý. Trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra pháthiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa phù hợp thì có quyền ấn địnhsố thuế tạm nộp cả năm và từng quý.
2.Đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thìsố thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thunhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấnđịnh.
Điều 13.Nộp thuế
1.Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuếhàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ,đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngàycuối quý.
Chínhphủ quy định thủ tục nộp thuế đơn giản, thuận tiện, nâng cao ý thức trách nhiệmcủa cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thu thuếchặt chẽ, có hiệu quả.
2.Cơ sở kinh doanh quy định tạikhoản 2 Điều 12 của Luật này phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước hàng thángtheo thông báo của cơ quan thuế Thời hạn nộp thuế hàng tháng được ghi trongthông báo chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo.
3.Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phảikê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trướckhi vận chuyển hàng đi.
4.Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinhdoanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tạiViệt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiềnthuế theo tỷ lệ do BộTài chính quy địnhtính trên tổng số tiền chi trả và nộp vào ngân sách nhà nước cùng thời điểmchuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 14.Quyết toán thuế
1.Cơ sở kinh doanh phải thực hiệnquyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Quyết toán thuế phải thể hiệnđúng, đầy đủ các khoản sau đây:
a)Doanh thu;
b)Chi phí hợp lý;
c)Thu nhập chịu thuế,
d)Số thuế thu nhập phải nộp ;
đ)Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm;
e)Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thunhập nhận được từ nước ngoài;
g)Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặcnộp thừa.
2.Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch; trường hợp cơ sở kinh doanhđược phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toántheo năm tài chính đó.
Trongthời hạn chín mươi ngày, kể từ khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính,cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộpđầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp củakỳ tiếp theo.
Trongtrường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quanthuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể tưngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia,tách, giải thể, phá sản.
BộTài chính hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điềunày.
Điều 15.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế
Cơquan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1.Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy địnhcủa Luật này;
2.Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế và quyếtđịnh xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; nếu cơ sở kinh doanh không nộp đầy đủsố thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng biện pháp xử lý quyđịnh tại khoản 4 Điều 23 của Luật này để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;nếu đã thực hiện biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ sốthuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lýtheo quy định của pháp luật;
3.Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinhdoanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Trongtrường hợp phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh và các yếu tố kháckhông hợp lý thì cơ quan thuế có quyền xác định lại để bảo đảm thu đúng, thu đủthuế thu nhập doanh nghiệp;
4.Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế,
5.Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tàiliệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế, yêu cầu ngân hàng, tổ chứctín dụng khác và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu có liên quanđến việc tính thuế, nộp thuế,
6.Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cungcấp theo chế độ quy định.
Điều 16.Thẩm quyền ấn định thu nhập chịu thuế
1.Cơ quan thuế ấn định thu nhập chịuthuế để tính thuế đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
a)Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; .
b)Không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minhđược căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế,
c)Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và tài liệu cần thiếtliên quan đến việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp;
d)Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh.
2.Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệuđiều tra về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của cơsở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùngngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định thu nhập chịu thuế, trườnghợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức ấn định thu nhập chịu thuế thì cóquyền khiếu nại với cơ quan thuế cấp trên trực tiếp theo quy định của phápluật; trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo mứcthuế dã ấn định.
CHƯƠNG IV
MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 17. Miễnthuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, cơ sởkinh doanh di chuyển địa điểm
1.Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bànkhuyến khích đầu tư, hợp tác xã được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%.
2.Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bànkhuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơsở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đalà bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đalà chín năm tiếp theo.
Chínhphủ quy định cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mứcthuế suất và thời gian áp dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn đượckhuyến khích đầu tư; mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điềunày.
Điều 18.Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sảnxuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái,nâng cao năng lực sản xuất cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuấtmới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nângcao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhậptăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tốiđa là bảy năm tiếp theo.
Chínhphủ quy định cách xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại và thời gianmiễn thuế, giảm thuế cho từng trường hợp quy định tại Điều này.
Điều 19. Miễnthuế, giảm thuế cho các trường hợp khác
1.Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của cơ sở kinh doanh như sau:
a)Phần thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ côngnghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam;
b)Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụnông nghiệp;
c)Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của cơ sởkinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật;
d)Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội;
đ)Thu nhập của hợp tác xã, hộ cá thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cóthu nhập thấp theo quy định của Chính phủ.
2.Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn bằng bầng sáng chế, bíquyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật; giảm thuế thu nhập doanhnghiệp cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng giá trị phần vốn của nhàđầu tư nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
3.Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xâydựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của Chính phủ.
4.Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động,lao động là người dân tộc thiểu số theo quy định của Chính phủ; miễn thuế thunhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho ngườidân tộc thiểu số.
Điều 20. Chuyểnlỗ
Cơsở kinh doanh sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì đượcchuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian đượcchuyển lỗ không quá năm năm.
Điều 21. Thủtục thực hiện miễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ
Việcmiễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20của Luật này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện chế độ kế toán,hóa đơn, chứng từ vả nộp thuế theo kê khai, trừ hộ cá thể sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ có thu nhập thấp. Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, mứcmiễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ để đăng ký với cơ quan thuế và thực hiện khiquyết toán thuế.
Cơquan thuế có nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, xác địnhsố thuế mà cơ sở kinh doanh được miễn, giảm, số lỗ mà cơ sở kinh doanh được trừvào thu nhập chịu thuế.
Trongtrường hợp cơ sở kinh doanh xác định không đúng về điều kiện ưu đãi, số thuế đượcmiễn, giảm, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế thì bị xử phạt vi phạm hànhchính về thuế.
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI FHẠM
Điều 22.Khen thưởng
Cơquan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức, cá nhân cóthành tích trong việc thực hiện các quy định của Luật này, cơ sở kinh doanhthực hiện tất nghĩa vụ nộp thuế thì được khen thưởng.
Chínhphủ quy định cụ thể việc khen thưởng.
Điều 23. Xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế
Đốitượng nộp thuế vi phạm các quy định của Luật này thì bị xử lý như sau: .
1.Không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, kêkhai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14và 21 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạmhành chính về thuế,
2.Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xửlý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm cònphải nộp phạt 0,1% (một phần nghìn) số tiền nộp chậm;
3.Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định củaLuật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, còn bị phạt tiền từ một đến nămlần số thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạmhành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thìbị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
1.Đối tượng nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thìbị xử lý như sau:
a)Trích tiền gửi của cơ sở kinh doanh tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, khobạc để nộp thuế, nộp phạt.
Ngânhàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài khoảntiền gửi của cơ sở kinh doanh để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theoquyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc của cơ quan có thẩm quyền trướckhi thu nợ;
b)Giữ hàng hóa, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt,
c)Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiềnphạt còn thiếu.
Điều 24.Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm về thuế
1.Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với cácvi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại khoản 1, khoản 2 và phạt tiền từmột đến năm lần số thuế gian lận theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luậtnày.
2.Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụngbiện pháp xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này và chuyển hồ sơđến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trườnghợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
Điều 25.Xử lý vi phạm đối với cán bộ thuế và cá nhân khác
1.Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, chiếm đoạttiền thuế, tiền phạt thì phải bồi hoàn cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, sốtiền phạt đã sử dụng trái phép và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửlý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2.Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệthại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của phápluật và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3.Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao checho người vi phạm hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Luật này thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hìnhsự theo quy định của pháp luật.
4.Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc thi hành Luật này thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU
Điều 26.Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về thuế
1.Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hànhkhông đúng các quy định của Luật này.
Đơnkhiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thờihạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cánbộ thuế, cơ quan thuế.
Trongkhi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặcquyết định xử lý của cơ quan thuế.
2.Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giảiquyết khiếu nại hoặc quá thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại với cơ quan thuế cấp trêntrực tiếp hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Tráchnhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế
1.Cơ quan thuế khi nhận được khiếunại về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luậtvề khiếu nại, tố cáo.
2.Cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyềnyêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại;nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xemxét giải quyết khiếu nại.
3.Cơ quan thuế phải hoàn trả số tiềnthuế, số tiền phạt thu không đúng cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn mười lămngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan thuế cấp trên hoặc cơquan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4.Trong trường hợp phát hiện và kết luận có sự khai man thuế, trốn thuế hoặc nhầmlẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặchoàn trả tiền thuế trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm traphát hiện có sự khai man thuế, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế; trường hợp cơsở kinh doanh không đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế thì thời hạn truy thutiền thuế, tiền phạt được tính từ ngày cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.
5.Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại vềthuế của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp dưới.
Quyếtđịnh giải quyết khiếu nại về thuế của Bộ trưởng BộTài chính là quyếtđịnh cuối cùng.
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 28. Chínhphủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Luật này trong cả nước.
Điều 29.Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thựchiện Luật này trong cả nước.
Điều 30.Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việcthực hiện và kiểm tra việc chấp hành Luật này tại địa phương mình.
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31.
1.Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004
2.Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1997 hết hiệu lực thi hànhkể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Bãibỏ quy định hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư,thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Luật Đầutư nước ngoài tại Việt Nam.
Bãibỏ quy định về thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở kinh doanh quy địnhtại Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đấtcủa cơ sở kinh doanh phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định củaLuật này. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân không kinhdoanh phải chịu thuế đối với thu nhập của cá nhân theo quy định của pháp luật.
Cácquy định trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp trái với Luật này đều bãi bỏ.
3.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp táckinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư, các doanh nghiệp trong nước đã đượccấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế quy địnhtrong Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; trường hợp trong Giấyphép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi thấp hơn mức ưuđãi về thuế theo quy định của Luật này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy địnhcủa Luật này cho thời gian ưu đãi còn lại.
Điều 32.Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luậtnày đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họpthứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003./.