PHÁPLỆNH
DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứvào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ10;
Căn cứvào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 vềChương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳkhoá XI (2002-2007) và năm 2003;
Pháp lệnh này quy định về dân quân tựvệ.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
1. Dân quântự vệ là lực lượng vũ trang quần chúngkhông thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phậncủa lực lượng vũ trang nhân dân của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặtdưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam, sự quản lý, điều hành củaChính phủ và của Uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉđạo, chỉ huy thống nhất của Bộtrưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo,chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địaphương.
Lực lượng này được tổ chức ởxã, phường, thị trấn gọi là dân quân; đượctổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vịsự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sauđây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tựvệ.
2. Lựclượng dân quân tự vệ bao gồm dân quân tự vệnòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
3. Ngày 28 tháng 3 hàng năm là ngày truyền thống củalực lượng dân quân tự vệ.
Điều 2
1. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôngiáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghềnghiệp, nam từ đủ 18 tuổi đến hết45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết40 tuổi, có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trừtrường hợp quy định tại khoản 2 Điềunày.
2. Độtuổi của cán bộ chỉ huy dân quân ở xã vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo có thể kéo dàinhưng không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổiđối với nữ.
Điều 3
1. Tháng 4hàng năm, công dân đủ 18 tuổi phải đến Uỷban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọilà Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc cơquan, tổ chức nơi công tác đăng ký nghĩa vụdân quân tự vệ.
2. Ngườicó đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyểnchọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:
a) Có lý lịchrõ ràng;
b) Có phẩmchất chính trị và đạo đức tốt;
c) Đủsức khoẻ để phục vụ trong lực lượngdân quân tự vệ.
3. Việc quản lý và tuyển chọn dân quân tự vệnòng cốt do Chính phủ quy định.
Điều 4
1. Thờihạn thực hiện nghĩa vụ của dân quân nòng cốtlà 5 năm; đối với dân quân nòng cốt ở xã vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thời hạnnày có thể kéo dài nhưng không quá 3 năm.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ củatự vệ nòng cốt là 5 năm; căn cứ vào điềukiện thực tế và theo yêu cầu của cơ quan, tổchức, thời hạn này có thể kéo dài đến hếtđộ tuổi quy định tại khoản 1 Điều2 của Pháp lệnh này.
3. Công dântham gia dân quân tự vệ nòng cốt đã hết thờihạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này được cấpgiấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ dân quân tựvệ; nếu còn trong độ tuổi theo quy địnhtại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này thìđược xem xét chuyển sang đăng ký vào lựclượng dự bị động viên theo quy địnhcủa pháp luật hoặc được chuyển sang lựclượng dân quân tự vệ rộng rãi.
Điều 5
1. Chính phủthống nhất quản lý nhà nước về dân quân tựvệ trong phạm vi cả nước.
2. BộQuốc phòng giúp Chính phủ quản lý nhà nước vềtổ chức, xây dựng, hoạt động của lựclượng dân quân tự vệ; chỉ đạo, hướngdẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiệncủa bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chứctrong việc tổ chức, xây dựng, hoạt độngcủa lực lượng dân quân tự vệ.
Tư lệnh quân khu giúp Bộ Quốc phòng trựctiếp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểmtra việc triển khai thực hiện công tác dân quân tựvệ của tỉnh, thành phố trực thuộc trungương trên địa bàn quân khu.
3. Các bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmphối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiệnquản lý nhà nước về dân quân tự vệ; theo dõivà đôn đốc các đơn vị cơ sở xây dựngtự vệ theo kế hoạch của cơ quan quân sựđịa phương; giải quyết những vấnđề có liên quan đến tổ chức, xây dựng,hoạt động của dân quân tự vệ.
4. Uỷban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình thực hiện quản lý nhà nướcvề tổ chức, xây dựng, hoạt động củalực lượng dân quân tự vệ; chỉ đạocác ngành và cơ quan quân sự cùng cấp thực hiệnnhiệm vụ có liên quan đến việc tổ chức,xây dựng, hoạt động của lực lượngdân quân tự vệ theo mệnh lệnh của cơ quanquân sự cấp trên; thực hiện các chế độ,chính sách đối với dân quân tự vệ.
5. Cơquan quân sự địa phương phối hợp vớicác cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thựchiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.
Ngườichỉ huy cơ quan quân sự tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, xã và cơ quan, tổ chức chịutrách nhiệm trước cơ quan quân sự cấp trên vàUỷ ban nhân dân cùng cấp về chỉ đạo, chỉhuy lực lượng dân quân tự vệ trong tổ chức,xây dựng, hoạt động.
Điều 6
1. Uỷban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức phải tổchức lực lượng dân quân tự vệ.
2. Việctổ chức lực lượng tự vệ trong cácdoanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nướcdo Chính phủ quy định.
Điều 7
Lựclượng dân quân tự vệ có những nhiệm vụsau đây:
1. Sẵnsàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụchiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặcbảo vệ địa phương, cơ sở;
2. Phốihợp với quân đội, công an và các lực lượngkhác bảo vệ độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trậttự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chếđộ xã hội chủ nghĩa, chính quyền, tính mạngvà tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước,của tổ chức ở cơ sở, tính mạng và tàisản của cá nhân nước ngoài, mục tiêu và công trìnhquốc phòng, an ninh trên địa bàn;
3. Xung kíchtrong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phụchậu quả thiên tai, dịch hoạ vàcác sự cố nghiêm trọng khác;
4. Vậnđộng nhân dân thực hiện đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; tích cực thực hiện cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội ởđịa phương, góp phần xây dựng cơ sởvững mạnh toàn diện;
5. Thựchiện các nhiệm vụ khác theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 8
1. Cán bộ,chiến sĩ dân quân tự vệ phải nghiêm chỉnh chấphành các quy định của pháp luật về dân quân tựvệ.
2. Cán bộ,chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đượcsử dụng phù hiệu và trang phục thống nhấtdo Chính phủ quy định.
Điều 9
Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên,cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhândân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng lực lượngdân quân tự vệ.
Điều 10
1. Nghiêm cấmviệc tổ chức, sử dụng lực lượngdân quân tự vệ trái với quy định của Pháp lệnhnày.
2. Ngườicó hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việctổ chức, xây dựng, hoạt động của lựclượng dân quân tự vệ thì tuỳ theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị xử phạt hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếugây thiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VŨ KHÍ, TRANG BỊ, HUẤNLUYỆN,
HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰVỆ
MỤC 1
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VŨ KHÍ, TRANG BỊ
Điều 11
Tổ chức,biên chế, vũ khí, trang bị của lực lượngdân quân tự vệ phải phù hợp với tính chất,yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thời bình,thời chiến, đặc điểm chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội và điều kiện cụ thể củatừng địa phương, cơ sở.
Điều 12
1. Lựclượng dân quân tự vệ được tổ chứcnhư sau:
a) Lựclượng dân quân tự vệ nòng cốt gồm dân quân tựvệ bộ binh, dân quân tự vệ binh chủng và dân quântự vệ biển, được tổ chức thành lựclượng cơ động và lực lượng tạichỗ; đối với xã thuộc địa bàn trọngđiểm có yêu cầu sẵn sàng chiến đấu caothì được xem xét tổ chức lực lượngdân quân thường trực;
b) Lựclượng dân quân tự vệ rộng rãi gồm cán bộ,chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đã hoànthành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độtuổi quy định tại khoản 1 Điều 2 củaPháp lệnh này.
2. Quy mô, cơ cấu tổ chức lực lượngdân quân tự vệ do Chính phủ quy định.
Điều 13
Không biênchế vào lực lượng dân quân tự vệ quân nhân dựbị đã được xếp vào đơn vị dựbị động viên.
Điều 14
1. Hệthống chỉ huy dân quân tự vệ bao gồm:
a) Chỉhuy tiểu đội và tương đương;
b) Chỉhuy trung đội và tương đương;
c) Ban chỉ huy đại đội vàtương đương;
d) Ban chỉhuy tiểu đoàn và tương đương;
đ) Thônđội và tương đương;
e) Xã độivà Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
2. Chứcvụ chỉ huy cơ bản của dân quân tự vệbao gồm:
a) Tiểuđội trưởng và tương đương;
b) Trungđội trưởng và tương đương;
c) Đạiđội trưởng và tương đương;
d) Tiểuđoàn trưởng và tương đương;
đ) Thônđội trưởng và tương đương;
e) Xã độitrưởng, Chính trị viên xã đội và Chỉ huytrưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
Điều 15
1. Xã độivà Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có tráchnhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức trong việctổ chức, chỉ đạo về công tác quốcphòng, quân sự; trực tiếp chỉ đạo, chỉhuy lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựngvà hoạt động.
2. Xã đội gồm có Xã đội trưởng làthành viên Uỷ ban nhân dân xã, Chính trị viên là cán bộ kiêmnhiệm, Xã đội phó là cán bộ chuyên môn. Xã độitrưởng phải qua đào tạo theochương trình, nội dung và thời gian do Chính phủquy định.
Xã đội có nơi làm việc và các trang thiếtbị cần thiết phục vụ công tác phù hợp vớitừng địa phương.
3. Ban chỉhuy quân sự cơ quan, tổ chức gồm có Chỉ huytrưởng là người đứng đầu cơquan, tổ chức hoặc cấp phó của ngườiđứng đầu hoặc được ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức cử,Chính trị viên là cán bộ kiêm nhiệm, Phó chỉ huytrưởng là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
4. Việcbổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ chỉhuy dân quân tự vệ, cán bộ làm công tác quốc phòng,quân sự ở xã, phường, thị trấn và cơquan, tổ chức do Chính phủ quy định.
Điều 16
Vũ khí, trang bị của dânquân tự vệ từ bất cứ nguồn nào đềuphải được đăng ký, quản lý chặtchẽ, sử dụng đúng mục đích và đúng quyđịnh của pháp luật.
MỤC 2
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ
Điều 17
Hàng năm, cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệnòng cốt được giáo dục chính trị, huấnluyện quân sự theo nội dung,chương trình do Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 18
1. Thờigian giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự chocán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ hàng nămđược quy định như sau:
a) Mườingày đối với Xã đội trưởng, Chính trịviên xã đội, Xã đội phó và cán bộ chuyên trách làmcông tác quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức;bảy ngày đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sựvà cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng, quân sự ởcơ quan, tổ chức và cán bộ chỉ huy dân quân tựvệ từ cấp tiểu đội đến cấptiểu đoàn;
b) Mườingày đối với chiến sĩ dân quân tự vệnăm thứ nhất và chiến sĩ dân quân tự vệbộ binh thuộc lực lượng cơ động,dân quân tự vệ binh chủng và dân quân tự vệ biểntừ năm thứ hai trở lên; bảy ngày đối vớichiến sĩ dân quân tự vệ bộ binh thuộc lựclượng tại chỗ từ năm thứ hai trởlên; sáu mươi ngày đối với dân quân thườngtrực;
c) Thờigian giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho lựclượng dân quân tự vệ rộng rãi không quá nămngày và chỉ được thực hiện khi có mệnhlệnh của cơ quan quân sự cấp trên.
2. Khi cầnthiết hoặc khi có chiến tranh, thời gian giáo dụcchính trị, huấn luyện quân sự cho các đốitượng được quy định tại khoản1 và khoản 2 Điều này có thể kéo dài theo quy địnhcủa Chính phủ.
MỤC 3
HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰVỆ
Điều 19
Hoạtđộng của lực lượng dân quân tự vệtrong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phụcvụ chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị,trật tự, an toàn xã hội đặt dưới sựlãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sựđiều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp,sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp củaXã đội, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chứcvà của cơ quan quân sự cấp trên.
Điều 20
Xã độivà Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phảicó kế hoạch chiến đấu - trị an vàđược cơ quan quân sự huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc tỉnh trực tiếp phê chuẩn.
Việc lập và phê chuẩn kế hoạch chiếnđấu - trị an của lựclượng tự vệ trong các doanh nghiệp không phảilà doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng quyđịnh.
Điều 21
Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầucơ quan, tổ chức phải triển khai kế hoạchgiáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, chiếnđấu - trị an của lựclượng dân quân tự vệ để đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Điều 22
Khi có lệnhcủa người chỉ huy quân sự có thẩm quyềnđiều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụchiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảovệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộingoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức phảinghiêm chỉnh chấp hành.
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNGDÂN QUÂN TỰ VỆ
Điều 23
Chếđộ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơnvị của cán bộ, chỉ huy dân quân tự vệ doChính phủ quy định.
Điều 24
1. Cán bộ,chiến sĩ dân quân nòng cốt trong thời gian thực hiệnnhiệm vụ theo mệnh lệnh củacấp có thẩm quyền được hưởng chếđộ như sau:
a)Được trợ cấp bằng ngày công lao độngtheo mức do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhândân cấp tỉnh) quy định nhưng không thấphơn 0,04 so với lương tối thiểu; nếu làmnhiệm vụ vào ban đêm từ 22 giờ đến 06giờ sáng thì được tính gấp đôi; nếu làmnhiệm vụ ở nơi có yếu tố nguy hiểm,độc hại thì được hưởng chếđộ theo quy định tại Điều 104 củaBộ luật lao động;
b) Khi làmnhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiếnđấu tại địa bàn trọng điểm quyđịnh tại điểm a khoản 1 Điều 12 củaPháp lệnh này thì được hưởng khoản trợcấp mỗi ngày bằng 0,06 so vớilương tối thiểu, được bố trínơi nghỉ và không được hưởng chếđộ quy định tại điểm a khoản 1Điều này;
c) Khi làmnhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiệnđi, về hàng ngày thì được cơ quan quân sựcấp ra quyết định huy động bố trínơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phíđi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lầnđi, về; được hỗ trợ tiền ăntheo mức do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Cán bộ,chiến sĩ tự vệ trong thời gian thực hiệnnhiệm vụ theo mệnh lệnh củacấp có thẩm quyền được cơ quan, tổchức nơi cán bộ, chiến sĩ đó làm việc trảnguyên lương và các khoản phúc lợi, phụ cấpđi đường và tiền tàu, xe theo chế độhiện hành.
Điều 25
1. Cán bộ,chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đượcmiễn nghĩa vụ lao động côngích hàng năm.
2. Dân quântự vệ thuộc lực lượng rộng rãiđược huy động làm nhiệm vụ quốcphòng, quân sự và tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắcphục hậu quả thiên tai, dịch hoạ thì thờigian làm nhiệm vụ đó được tính vào thờigian thực hiện nghĩa vụ lao động công íchhàng năm; nếu vượt quá thời gian thực hiệnnghĩa vụ lao động công ích hàng năm thì số thờigian vượt sẽ được tính để hưởngtrợ cấp ngày công lao động theo quy định củaUỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Phụnữ trong độ tuổi tham gia dân quân tự vệ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 thángtuổi được miễn thực hiện nghĩa vụdân quân tự vệ.
4. Cán bộ,chiến sĩ dân quân tự vệ đang làm việc theo hợp đồng lao động tạicơ quan, tổ chức trong thời gian tập trung giáo dụcchính trị, huấn luyện quân sự được tạmhoãn thực hiện hợp đồng lao động theoquy định của Chính phủ.
Điều 26
1. Cán bộ,chiến sĩ dân quân tự vệ bị ốm đau trongkhi huấn luyện hoặc trong khi làm nhiệm vụ nếuchưa tham gia bảo hiểm y tế thì đượcthanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; trong trườnghợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng laođộng thì được xét trợ cấp tuỳ theomức độ suy giảm khả năng lao động;nếu bị chết thì được hưởng trợcấp tiền tuất, tiền mai táng phí như tiêu chuẩncủa người tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
2. Cán bộ,chiến sĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theoquy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 7 củaPháp lệnh này nếu bị thương làm suy giảm khảnăng lao động từ 21% trở lên đượcxét hưởng chính sách như thương binh, nếu hysinh được xét công nhận là liệt sĩ.
Kinh phí chocán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ quy địnhtại Điều này do Chính phủ quy định.
Điều 27
Kinh phí bảođảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạtđộng của dân quân tự vệ hàng năm bao gồm:
1. Ngân sáchnhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địaphương);
2. Thu củađơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tếvà các tổ chức có thu khác;
3. Quỹquốc phòng, an ninh;
4. Cácnguồn khác theo quy định củapháp luật.
Điều 28
1. Kinh phíbảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạtđộng của dân quân tự vệ ở xã, phường,thị trấn và cơ quan, tổ chức hàng nămđược quy định như sau:
a) Chi chodân quân do ngân sách địa phương hàng năm bảođảm;
b) Chi cho tựvệ do kinh phí hàng năm của cơ quan, tổ chứcbảo đảm; đối với tổ chức kinh tếthì khoản chi cho tự vệ được tính vào chi phíquản lý sản xuất, kinh doanh theoquy định của pháp luật;
c) Chi chocác đơn vị dân quân tự vệ đượcđiều động làm nhiệm vụ đột xuấtdo cấp có thẩm quyền ra lệnh điều độngbảo đảm;
d) Chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cán bộchỉ huy dân quân tự vệ được quy địnhtại Điều 23 của Pháp lệnh này do ngân sách địaphương hàng năm bảo đảm.
2. Kinh phíchi cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động củalực lượng dân quân thường trực quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnhnày do ngân sách địa phương bảo đảm.
3. Kinh phíchi cho công tác nghiên cứu khoa học, biên soạnchương trình, giáo trình, tài liệu và xây dựng mẫumột số học cụ huấn luyện dân quân tựvệ do Chính phủ quy định.
Điều 29
Căn cứvào nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷban nhân dân phối hợp với Mặt trận Tổ quốccùng cấp động viên đoàn thể nhân dân, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp theokhả năng và hình thức thích hợp để lậpquỹ quốc phòng, an ninh ở địa phương;cơ quan, tổ chức động viên người laođộng xây dựng, đóng góp quỹ quốc phòng, anninh.
Chủ tịchUỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành quy chếquản lý chặt chẽ việc sử dụng quỹnày.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày01 tháng 01 năm 2005.
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh về dânquân tự vệ ngày 09 tháng 01 năm 1996.
Điều 31
Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Pháp lệnh này./.