Nghị địnhNGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ 25/CP NGÀY 7 THÁNG 3 NĂM 1967 BAN HÀNH CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG NHÀ CỬA TRONG TÌNH HÌNH SƠ TÁN PHÒNG KHÔNG HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ Để sử dụng hợp lý các nhà cửa, công trình xây dựng, sân bãi của Nhà nước, đảm bảo tốt việc phân tán các xí nghiệp, kho tàng, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng của công nhân, viên chức, duy trì sản suất liên tục và tăng cường sức chiến đấu trong tình hính sơ tán phòng không; Cắn cứ Nghị định của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 27-12-1966; NGHỊ ĐỊNH Điều 1: Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Chế độ sử dụng nhà cửa của các cơ quan Trung ương trong tình hình sơ tán phòng không".Điều 2: Chế độ này thay chế Chỉ thị số 111-TTg-TN ngày 4 tháng 9 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực thi hành ngay sau khi ban hành.Điều 3: Các ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng và Bộ Nội vụ thi hành Nghị định này. CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG NHÀ CỬA CỦA CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG TRONG TÌNH SƠ TÁN PHÒNG KHÔNG Trước tình hình địch tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, việc phân tán các xí nghiệp, kho tàng... là một việc rất cấp bách để bảo vệ tính mạng của công nhân, viên chức, tài sản của Nhà nước, bảo đảm sản xuất được liên tục và tăng cường sức chiến đấu. Bên cạnh những nhu cầu về phân tán xí nghiệp, kho tàng, những nhu cầu về quốc phòng và nhu cầu quan trọng khác của Nhà nước cũng đòi hỏi một số lớn diện tích nhà cửa, kho tàng, sân bãi... Trong thời gian qua, thi hành Chỉ thị số 111/TTg-TN ngày 4-9-1965 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ nội vụ đã cùng các ngành cộng tác chặt chẽ, thu xếp được một số nhà cửa, kho tàng, sân bãi..., giải quyết được một số nhu cầu cấp bách nhất. Nhưng trước tình hình khẩn trương hiện nay và rút kinh nghiệm về việc phân phối, sử dụng nhà cửa vừa qua, nhiều ngành chưa nhận thức và thực hiện đúng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hội đồng Chính phủ ban hành chế độ sử dụng nhà cửa này thay thế chỉ thị nói trên nhằm giải quyết kịp thời những nhu cầu cấp bách và đưa việc phân phối, sử dụng nhà cửa vào nề nếp. I- CHẾ ĐỘ CHUNG 1. Các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, trường học v.v... của Trung ương đã đi sơ tán, phải thu xếp lại chỗ ăn, ở làm việc cho thật gọn, báo cáo và giao lại hết diện tích những nhà làm việc, nhà ở, câu lạc bộ, nhà kho, sân bãi, các công trình xây dựng khác tạm thời chưa sử dụng (sau đây gọi tắt là nhà cửa thừa) cho Bộ Nội vụ tạm mượn để phân phối sử dụng theo kế hoạch chung. Các cơ quan, đơn vị không được dàn mỏng người hoặc dùng các thủ đoạn không chính đáng để giữ chỗ. Đối với những nhà cửa thừa, cơ quan có nhà cửa không được tự ý cho cơ quan khác sử dụng khi chưa có sự đồng ý của Bộ Nội vụ. 2. Các cơ quan có nhu cầu về nhà cửa, trước hết phải phát huy tinh thần tự lực cánh sinh để tự giải quyết lấy những nhu cầu có thể tự giải quyết được; cần tính toán cụ thể và chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất diện tích cần mượn của các cơ quan, đơn vị khác; nhất thiết không được mượn cớ vì yêu cầu thời chiến mà đòi hỏi và sử dụng một cách không hợp lý. 3. Bộ Nội vụ và cơ quan được Hội đồng Chính phủ giao trách nhiệm thống nhất quản lý nhà cửa, có nhiệm vụ một mặt phải nắm thật chắc diện tích mỗi loại nhà cửa thừa sau khi các cơ quan, đơn vị đã sơ tán giao lại; một mặt phải thẩm tra kỹ yêu cầu của các cơ quan, đơn vị xin nhà cửa, để phân phối nhà cửa cho hợp lý. 4. Sau khi được sự phân phối của Bộ Nội vụ, cơ quan, đơn vị xin nhà cửa phải bàn bạc cụ thể với cơ quan, đơn vị có nhà cửa thừa để ký hợp đồng mượn nhà cửa. Nếu cơ quan, đơn vị có nhà cửa thừa từ chối không cho mượn thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm bàn bạc với hai bên để giải quyết một cách thỏa đáng. 5. Cơ quan, đơn vị mượn nhà phải sử dụng nhà cửa theo đúng mục đích đã được Bộ Nộ vụ và cơ quan có nhà thoả thuận, phải chấp hành đầy đủ chế độ bảo quản nhà cửa và các trang thiết bị trong nhà cửa; tuyệt đối không được phá, tháo dỡ, thay đổi kết cấu sẵn có của ngôi nhà khi chưa được Bộ Nội vụ và cơ quan có nhà cửa đồng ý. Nếu cùng ở chung với cơ quan, đơn vị có nhà cửa cho mượn thì hai bên phải thoả thuận với nhau về các biện pháp sử dụng điện, nước, điện thoại, bảo vệ cơ quan, phòng không nhân dân v.v... II- TRƯNG DỤNG NHÀ CỬA 1. Sau khi đã trực tiếp bàn bạc nhiều lần với cơ quan, đơn vị có nhà cửa thừa, nếu cơ quan, đơn vị này vẫn cố tình không cho mượn mà không có lý do hoặc tuy có lý do nhưng chưa thật cấp bách so với nhu cầu khác của Nhà nước, thì ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ được uỷ quyền của Hội đồng Chính phủ, sẽ căn cứ theo số lượng người phải sơ tán và số diện tích nhà cửa còn lại, mà thảo luận với ông Bộ trưởng Phủ thủ tướng kiêm Trưởng ban sơ tán Trung ương ra lệnh trưng dụng những nhà cửa cần thiết. Lệnh trưng dụng được chuyền đạt đến Thủ trưởng ngành có nhà bị trưng dụng và đến Uỷ ban hành chính địa phương. Lệnh này phải được thực hiện nghiêm chỉnh và kịp thời. 2. Thủ trưởng ngành có nhà bị trưng dụng có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc cấp dưới đặt lợi ích của Nhà nước lên trên hết mà khắc phục mọi khó khăn để chấp hành, không được viện lý do gì để trì hoãn. 3. Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan quản lý nhà, đất (thuộc Bộ Nội vụ hoặc thuộc Uỷ ban hành chính địa phương) có nhiệm vụ giúp cơ quan, đơn vị có nhà cửa bị trưng dụng giải quyết những khó khăn để việc thi hành lệnh trưng dụng được đúng thời hạn đã định. 4. Cơ quan, đơn vị có nhà cửa bị trưng dụng vẫn là chủ quản của những nhà cửa bị trưng dụng, cho nên cơ quan, đơn vị được sử dụng vẫn phải ký hợp đồng với cơ quan, đơn vị có nhà cửa bị trưng dụng; và cơ quan, đơn vị có nhà cửa bị trưng dụng vẫn có quyền đôn đốc cơ quan, đơn vị sử dụng chấp hành đúng chế độ bảo quản nhà cửa như đã nói ở điểm 5, mục I trên đây. 5. Trong những trường hợp cần thiết, những nguyên tắc nói trên về việc trưng dụng nhà cửa cũng áp dụng đối với nhà cửa thuộc quyền quản lý của các Uỷ ban hành chính địa phương. Chế độ nay ban hành theo Nghị định số 25/CP ngày 7 tháng 3 năm 1967 Của Hội đồng Chính phủ. |