Hội thảo quốc tế về Công ước La hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế

Hội thảo quốc tế về Công ước La hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế

Ngày 7 và 8 tháng 12 năm 2017, đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự Hội thảo về Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em. Tham dự Hội thảo, đoàn Việt Nam gồm 02 đại diện: 01 đại diện đến từ Bộ Tư pháp và 01 đại diện đến từ Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài ra, Hội thảo còn có đại diện đến từ các nước như: Ốt-xtrây-li-a, Hồng Kông (Trung Quốc), Ma Cao (Trung Quốc), Pa-ki-xtan, Phi-líp-pin, Xing-ga-po, Sri-lan-ka, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a. Về phía Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế có ông Bernasconi, Tổng thư ký Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, ông Frank Poon, đại diện Văn phòng thường trực Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cùng một số chuyên gia quốc tế khác.
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 7-8/12/2017 và chia thành 4 phần thảo luận về 4 nội dung khác nhau liên quan đến Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: (i) Phần 1: Khai mạc Hội thảo; (ii) Phần 2: Phần trình bày của các quốc gia thành viên Công ước và các quốc gia chưa tham gia Công ước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương; (iii) Phần 3 và Phần 4: Các quốc gia thành viên trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trình bày theo chuyên đề.

V phn chia s kinh nghim gia nhp và thc thi Công ước ca các quc gia thành viên Công ước
Tại Hội thảo, các quốc gia thành viên Công ước như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ đã chia sẻ kinh nghiệm về việc gia nhập và thực thi Công ước, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Về kinh nghiệm gia nhập Công ước, đại diện các quốc gia thành viên Công ước chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị gia nhập Công ước, ví dụ như Nhật Bản đã bắt đầu công tác chuẩn bị gia nhập Công ước từ năm 2011 và đã tổ chức 7 cuộc họp ở cấp Bộ cho việc chuẩn bị gia nhập Công ước. Sau đó, kết quả nghiên cứu được đệ trình lên Nghị viện. Năm 2013 Hạ viện và Thượng viện Nhật Bản đã thông qua việc gia nhập Công ước và đến tháng 1 năm 2014 Nhật Bản chính thức đệ trình hồ sơ gia nhập Công ước và tháng 4 năm 2014 Công ước chính thức có hiệu lực đối với Nhật Bản.

Trong quá trình đề xuất gia nhập Công ước, phía Nhật Bản cũng gặp một số khó khăn, cụ thể như sự tương thích của Công ước với truyền thống và văn hóa Nhật Bản; vấn đề cần phải đặt lợi ích của trẻ lên trên hết và truyền thống và văn hóa Nhật Bản; Công ước không đặt ra yêu cầu quốc gia thành viên phải thay đổi pháp luật trong nước; vấn đề đảm bảo an toàn khi trao trả lại trẻ cũng như các nguy cơ liên quan.
- Về việc thực thi Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em, tại Hội thảo, các quốc gia thành viên Công ước cũng chia sẻ về kinh nghiệm về thực thi Công ước và điều quan trọng là khi tham gia Công ước, mỗi quốc gia thành viên phải chỉ định một cơ quan làm Cơ quan trung ương để thực thi Công ước. Theo đó, tùy theo thể chế chính trị của mỗi nước mà từng quốc gia có thể chỉ định Cơ quan trung ương thực thi Công ước là khác nhau. Cụ thể, tại Nhật Bản và Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao được chỉ định làm Cơ quan Trung ương. Trong khi đó, tại Singapore là Bộ Phát triển gia đình và xã hội, tại Thái Lan là Văn phòng tổng trưởng lý… Cơ quan trung ương của các quốc gia thành viên Công ước có vai trò hỗ trợ giải quyết yêu cầu trao trả trẻ của người yêu cầu (thường là bố/mẹ trẻ).
- Về việc thực thi Công ước, theo chia sẻ của các quốc gia thành viên, việc thực thi Công ước của các quốc gia này khá hiệu quả. Cụ thể như đối với việc xác định địa chỉ nơi cư trú của trẻ, tại Nhật Bản hầu như 100% yêu cầu đều xác định được địa chỉ của trẻ trên cơ sở hệ cơ sở dữ liệu quốc gia. Đối với Hàn Quốc, việc xác định địa chỉ của trẻ cũng được thực hiện trên hệ cơ sở dữ liệu quốc gia chỉ trong vòng 2-3 ngày.
- Về chi phí trao trả lại trẻ, theo chia sẻ của các quốc gia thành viên Công ước, các chi phí này đều được các quốc gia thành viên Công ước thực hiện miễn phí và phù hợp với quy định của Công ước.
 Chia s thông tin t các quc gia chưa tham gia Công ước
Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia chưa gia nhập Công ước cũng có phần trình bày tại Hội thảo. Tham gia Hội thảo, đại diện Bộ Tư pháp Việt Nam cũng đã có phần trình bày về các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến Công ước và kế hoạch của Việt Nam trong thời gian tới. Phần trình bày của Việt Nam được một số quốc gia thành viên cũng như Tổng thư ký Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế đánh giá cao vì ít nhiều Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm, nghiên cứu về khả năng gia nhập Công ước. Thông qua Hội nghị, ông Frank Poon, đại diện Văn phòng thường trực HccH tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm thúc đẩy việc nghiên cứu và gia nhập Công ước và tham gia mạng lưới thẩm phán trong khuôn khổ của Công ước (kể cả khi chưa gia nhập Công ước) nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong việc giải quyết các yêu cầu trao trả trẻ theo quy định của Công ước.

Bên cạnh các thông tin chia sẻ tại Hội nghị, đoàn Việt Nam cũng đã tranh thủ trao đổi bên lề với đại diện đến từ Hoa Kỳ và Australia về kinh nghiệm gia nhập Công ước, đề nghị xem xét hỗ trợ cho Việt Nam khi nghiên cứu chuẩn bị gia nhập Công ước. Thông qua Hội thảo, Đoàn đại biểu Việt Nam đã thu thập được những kinh nghiệm quý báu từ các quốc gia thành viên Công ước đã chia sẻ tại Hội nghị cũng như thể hiện vai trò tích cực của thành viên tham gia Hội thảo với tư cách là các quốc gia chưa tham gia Công ước./.
                                                                                   Đoàn công tác Việt Nam từ Tokyo, Nhật Bản.

 
​​​