​TP Hồ Chí Minh: Tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân

02/11/2017
Sáng 01.11 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Ủy ban nhân dân TP.HCM đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 03 năm triển khai thực hiện Luật Tiếp công dân. Ông Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND thành phố tham dự và chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghi còn có các đại biểu đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính Phủ; Ban tiếp công dân Trung ương; Thường trực Thành ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố; Lãnh đạo các sở, ban, ngành; Lãnh đạo UBND 24 quận/huyện của TP.HCM.
 Luật tiếp công dân và Nghị định 64/NĐ/2014/NĐ-CP đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và trách  nhiệm của người tiếp công dân, trách nhiệm của người đứng đầu và cơ quan tiếp công dân, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, trách nhiệm của cơ quan tham gia tiếp công dân thường xuyên, từ đó giúp hoạt động tiếp công dân, thực hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức trong lĩnh vực tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh ngày càng thuận lợi, hiệu quả. Qua thực hiện Luật tiếp công dân, đa số các công dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, tuy nhiên cũng có trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để kích động, gây mất an ninh trật tự
Tại TP.HCM sau  khi Luật Tiếp công dân có hiệu lực, Ủy bàn nhân dân thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trú trọng chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, truyền thôn, phổ biến về các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực; kịp thời nhắc nhở các địa phương ban nghành chấn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp công dan, xử lý đơn thư, tham mưu giải quyết khiếu nại tố cáo. Các sở, ngành, UBND 24 quận/ huyện đã chủ động tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Tiếp cồn dân, nghiệp vụ công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho các đối tượng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và viên chức khác. Trong 3 năm, trên toàn thành phố đã tổ chức tiếp 135.243 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó; Cấp thành phố tiếp công dân 9.570 lượt; cấp sở ngành: 14.060 lượt; cấp quận, huyện: 71.700; cấp xã phương, thị trấn: 39.913 lượt.)
Tham luận tại hội nghị của đại diện lãnh đạo Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;  Hội nông dân TP; Thanh tra TP; Công an TP; UBND Quận 7 và Quận 9 đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm trong xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp; công tác tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong tiếp dân, đối thoại, giải quyết các vụ việc tại địa bàn và đưa ra những kiến nghị để hoạt động tiếp công dân thời gian tới đạt hiệu quả cao và phù hợp với tình hình từng đơn vị, địa phương.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Cách Mạng, ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đã đạt được qua 3 năm thực hiện Luật Tiếp công dân về nhận thức của các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn toàn thành phố đã chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân, tăng cường đối thoại trực tiếp, công khai với công dân để lắng nghe và kịp thời giải quyết hoặc chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; chỉ đạo tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tồn đọng, phức tạp, kéo dài tại địa phương, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố. Với nỗ lực đó đã giải quyết kịp thời các trường hợp phát sinh, đồng thời giải quyết rứt điểm đối với những trường hợp khiế nại, tố cáo phức tạp kéo dài; góp phần làm giảm số lượng đơn thư, khiếu nại, tố cáo trong nhân dân và dơn thư vượt cấp.
Bên cạnh đó, quá trình triển khai, thi hành Luật Tiếp công dân cũng còn một số tồn tại hạn chế như; Các cấp các ngành chưa có sự quan tâm đúng mức về cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trụ sở tiếp công dân và địa điểm tiếp công dân; thủ trưởng các cấp, cách ngành chưa thực hiện đầy đủ quy định về chế độ tiếp công dân của người đứng đầu, việc giải quyết đơn thư còn chậm về thời gian. Việc thực hiện thi hành cũng có những khó khăn như  số đối tượng có hành vi quá khích, lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo trương biểu ngũ, thái độ kích động, lợi dụng quyền khiếu nại gây cản trở hoạt dộng bình thường của trụ sở tiếp công dân, công tác phối hợp của lực lượng bảo dảm an ninh trật tự chưa đạt hiệu quả; một số cán bộ công chức tại các cơ quan chức năng chưa quan tâm thực hiện tốt công tác tiếp công dân, chưa nắm vững các quy định hiện hành, thiếu nghiên cứu hồ sơ vụ việc...
Việc tổng kết nhằm đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn 3 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, qua đó, xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong tổ chức thi hành Luật Tiếp công dân; đánh giá sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các quy định pháp luật tiếp công dân với Hiến pháp 2013, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các quy định pháp luật khác có liên quan và thực tế tình hình thành phố trong lĩnh vực tiếp công dân; đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương những vấn đề, giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập và những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung đối với Luật Tiếp công dân và những văn bản pháp luật có liên quan.
Dịp này, có 18 tập thể được khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức triển khai các quy định pháp luật về công tác tiếp công dân thời gian qua.
                                                                                        Cẩm Tú